Bệnh viêm khớp hiện nay không còn quá hiếm ở Việt Nam và các nước khác. Ở Việt Nam những người có độ tuổi trung bình khoảng 45 trở lên là nhóm người rất dễ mắc các vấn đề về xương khớp. Nguyên nhân bị bệnh về xương khớp cũng khá đa dạng, do tuổi tác, khiêng vác nặng sai tư thế hoặc nội tiết tố thay đổi là những tác nhân chính gây nên bệnh về xương khớp thường gặp. Hôm nay hãy cùng với Blog Sống Khỏe đi tìm hiểu những loại bệnh xương khớp phổ biến nhất mà người Việt Nam dễ mắc phải nha.

#BlogSongKhoe #Xuongkhop
Xem thêm tại: https://www.youtube.com/watch?v=-Zu5rLKCz9c

1. Viêm khớp

Viêm khớp là căn bệnh về xương khớp có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên Viêm khớp chủ yếu xảy ra ở người từ 65 tuổi trở lên. Những ngiên cứu chỉ ra rắng: những người thừa cân, béo phì sẽ nằm trong diện dễ mắc phải căn bệnh về xương khớp này cao hơn. Tình trạng viêm khớp cũng có thể xảy ra do chấn thương, va đập hoặc tình trạng lão hóa, bào mọn sụn khớp và xương dưới sụn, cộng thêm việc vận động khớp không hợp lý dẫn đến khớp bị viêm. Đa số các bệnh viêm khớp đều khó điều trị dứt điểm. Bệnh dễ tái phát trở lại và tăng nặng hơn. Để lâu ngày có thể dẫn đến đau nhức, mất khả năng vận động hoặc thậm chí bị tàn phế nên cần cải thiện sớm.

2. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp cũng là một trong các bệnh xương khớp thường gặp. Đây là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Căn bệnh về xương khớp này tiến triển tương đối chậm và hay gặp ở người trung niên, lớn tuổi (khoảng từ 50 trở đi). Đặc biệt, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh Thoái hóa Khớp cao hơn nam giới do những thay đổi về nội tiết và quá trình sinh nở. Thoái hóa khớp không thể chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.

3. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh về xương khớp có thể gây nên tình trạng viêm mãn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm khớp, biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động. Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Ngoài khớp, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt. Tổn thương khớp mà viêm khớp dạng thấp gây ra thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể. Là căn bệnh về xương khớp có tính tự miễn nên hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn Viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng các triệu chứng có nhiều khả năng thuyên giảm khi điều trị bắt đầu sớm với các thuốc được gọi là DMARDs.

4. Loãng Xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến nhất của người cao tuổi và là căn bệnh về xương khớp ai cũng phải sợ. Loãng xương là tình trạng giảm mật độ xương và hủy hoại cấu trúc xương đến mức có thể tăng nguy cơ gãy xương. Cấu trúc xương bị xốp dạng tổ ong và mỏng hơn xương bình thường dẫn đến giảm khả năng chịu lực và chống đỡ của xương. Nguyên nhân gây nên căn bệnh về xương khớp này là do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, dùng thuốc… Đặc biệt ở phụ nữ, tốc độ mất xương giai đoạn mãn kinh từ 1 – 3% mỗi năm, kéo dài từ 5 – 10 năm sau khi mãn kinh.

5. Bệnh gout

Bệnh gout (hay gút) là do lắng đọng các tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric gây viêm các khớp, thường gặp ở nam giới, tuổi từ 40 trở lên. Căn bệnh về xương khớp này thường có những đợt cấp kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mãn tính. Các nguyên nhân gây tăng acid uric máu và bệnh gút bao gồm: Các nguyên nhân làm giảm bài tiết acid uric (bệnh thận, một số thuốc…), các nguyên nhân làm tăng sản xuất acid uric (chủ yếu do ăn nhiều thịt đỏ như chó, bò, dê, cá biển) và các yếu tố khác liên quan như di truyền, gia đình, tuổi tác hay giới tính.

6. Thoát vị đĩa đệm

Căn bệnh về xương khớp này xảy ra khi tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh từ đó gây tê bì, đau nhức. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do các yếu tố như: di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên, bị tai nạn, chấn thương cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

7. Gai cột sống

Gai cột sống là một diễn tiến của căn bệnh thoái hóa cột sống xảy ra khi các gai xương hình thành tại khu vực giao nhau của các đốt cột sống. Các gai cột sống này là sự phát triển thêm ra của xương tại nơi đầu đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự tích tụ canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống gây ra.

8. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống b

ắt đầu từ sau tuổi 30, tuổi càng cao thì quá trình thoái hóa càng nhanh. Thoái hóa tác động đến cả sụn, xương dưới sụn và màng hoạt dịch khớp, trong đó tế bào sụn khớp và xương dưới sụn là quan trọng hàng đầu. Căn bệnh xương khớp này có 3 vùng thường xảy ra thoái hóa đó là đốt sống cổ, đốt sống lưng và đốt sống ngang ngực.

Có thể thấy rằng những căn bệnh về xương khớp đều gây ra những biến chứng vô cùng nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, nhất là những người ở độ tuổi trung niên, người già hay những người có sức đề kháng kém. Vì vậy Blog Sống Khỏe khuyên bạn hãy tập thói quen đi khám định kì, cho dù mình còn trẻ bởi căn bệnh về xương khớp này không từ bỏ một ai ở bất kì độ tuổi nào. Phát hiện và chuẩn đoán sớm, từ đó sẽ có kế hoạch điều trị tối ưu nhất, đừng có “ mất bò mới lo làm chuồng “ bởi sức khỏe của bạn cũng như gia đình là thứ quan trọng hàng đầu đấy!

 

 

Thân Trần

View all posts