Bệnh sán chó là một tình trạng nhiễm trùng bởi một loại ký sinh trùng sán dây. Tuy nhiên loại bệnh này lại khá “lowkey” chúng phát triển rất âm thầm, không có nhiều dấu hiệu để người mắc sán chó phát hiện bệnh nhưng đồng thời nó lại mang rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng đến sức khỏe con người. Vậy cụ thể sán chó là loại bệnh gì, cách điều trị sán cho ra sao sẽ được Blog Sống Khỏe chia sẻ ngay trong video ngày hôm nay.

Để tìm hiểu bệnh sán chó một cách rõ ràng nhất, Blog Sống Khỏe sẽ chia nội dung video thành những phần như sau:

– Sán chó là gì?
– Vì sao bị sán chó?
– Sự phát triển của sán chó trong cơ thể người
– Biểu hiện của người mắc bệnh sán chó
– Cách điều trị bệnh sán chó
– Cách phòng ngừa bệnh sán chó tại nhà

Bây giờ thì hãy bắt tay vào tìm hiểu về loại bệnh sán chó ngay thôi nào!

Sán chó là gì?

Sán chó, sán dây chó, sán dải chó đều là tên gọi của người việt dành cho loại ký sinh trùng Toxocara canis. Đây là một loại ký sinh trùng sán dây thường ký sinh ở chó và mèo. Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng đến con người, đặc biệt là trẻ em.

Sán dây chó thường có hình dạng ống dài, có màu hồng nhạt và có độ dài từ 10-70cm gồm nhiều đốt dẹp hình elip hoặc đốt dài, cụ thể là khoảng 175 đốt. Các đốt sán gần đầu thường ngắn và mảnh, rộng khoảng 0,2mm. Các đốt sán già có kích thước khoảng 27 x 12mm và đặc biệt là chúng có chứa trứng sán chó, tác nhân truyền nhiễm gây bệnh sán chó đến con người.

Mỗi đốt sán trưởng thành có cả cơ quan sinh dục đực và cái, nằm hai bên của đốt. Tinh hoàn của sán trưởng thành chứa từ 100-200 nang trứng, mỗi nang chứa 8-15 trứng. Vỏ trứng mỏng, hình cầu, có kích thước từ 35-40mm, và chứa phôi sán có 3 đôi móc.

Vì sao bị sán chó?

Khi chó bị nhiễm sán dây chó, các đốt sán già chứa trứng có thể tự di chuyển ra khỏi ruột non của chó qua đường hậu môn và đi ra môi trường bên ngoài. Các trứng sán có thể dính vào lông chó hoặc được tiết ra cùng với phân của chó. Vì vậy có thể hiểu hậu môn của chó là nơi chứa rất nhiều trứng sán dây chó.

Khi chó liếm vùng hậu môn rồi liếm khắp cơ thể của chúng, nó có thể vô tình phát tán trứng sán ra môi trường. Mà trứng sán thì có thể tồn tại ở môi trường tự nhiên trong một khoảng thời gian dài và có khả năng gây nhiễm sán cho con người và các động vật khác. Vì vậy, việc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi trứng sán thì rất có thể bạn sẽ nhiễm sán dây chó nếu không tuân thủ các biện pháp vệ sinh cần thiết.

Sự phát triển của sán chó trong cơ thể con người

Khi bạn ăn phải rau sống, vuốt ve chó, hay tiếp xúc các vật dụng có dính trứng sán, sán dây chó sẽ có cơ hội ký sinh trong cơ thể con người, và nếu không bị tế bào trong cơ thể tiêu hủy thì sau 5 tháng trứng sán sẽ phát triển thành nang sán.

Bạn biết không, nang sán chứa tới 2 triệu đầu sán lận luôn đó. Một khi mà nang sán vỡ ra, nó sẽ phóng thích ra hàng triệu đầu sán non chạy theo dòng chảy của máu ký sinh khắp nơi trên cơ thể như phổi, gan, lách, não rồi chèn ép vào các cơ quan xung quanh và gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Nang san thứ phát thì có thể xuất hiện từ sau khoảng 2 – 5 năm kể từ lần phóng thích đầu tiên. Và đáng buồn là, ở giai đoạn này, sán chó thường sẽ gây tử vong cho người bệnh. Vì vậy, việc hiểu rõ, phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị bệnh sán chó dứt điểm là điều đặc biệt quan trọng, để chúng ta bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và những người xung quanh. Để bạn có thể hiểu hơn về loại bệnh nguy hiểm này thì sau đây sẽ là:

Biểu hiện của người mắc bệnh sán chó

1. Giảm cân đột ngột: Do lúc này sán ký sinh trong cơ thể đã lấy đi số lượng lớn dinh dưỡng quan trọng, người bệnh bị mắc sán chó có thể gặp tình trạng giảm cân một cách bất thường dù vẫn ăn uống đầy đủ hay không áp dụng bất kỳ phương pháp giảm cân nào.

2. Táo bón không rõ nguyên do: Mặc dù hàng ngày vẫn nạp đầy đủ các chất rau xanh, chất sơ nhưng một trong những dấu hiệu của bệnh sán chó là người bệnh vẫn thường xuyên gặp tình trạng táo bón do sự kích ứng và rối loạn tiêu hóa.

3. Tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng: người nhiễm sán chó có thể sẽ gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi và chướng bụng mà không rõ nguyên nhân, nhất là sau khi thay đổi môi trường sống như đi du lịch hay chuyển đến sống ở một môi trường mới nhưng không được đảm bảo vệ sinh.

4. Không có cảm giác đói hoặc ăn không thấy no: Lại là một triệu chứng bệnh sán chó do ký sinh trùng sán chó tiêu thụ chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bạn có thể sẽ lập tức thấy đói mặc dù chỉ vừa mới ăn xong hoặc thậm chí là không cảm thấy no sau bữa ăn.

5. Chóng mặt, uể oải, cơ thể mệt mỏi: Cơ thể của bệnh nhân nhiễm sán chó thường sẽ suy nhược do ấu trùng cứ tiếp tục lấy đi dinh dưỡng vốn để phục vụ cho việc nuôi dưỡng cơ thể. Người bệnh có thể sẽ thường cảm thấy chóng mặt, uể oải và mệt mỏi, kể cả khi chỉ thực hiện những hoạt động rất nhẹ.

6. Màu da và màu mắt nhợt nhạt hơn: Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của người mắc bệnh sán chó là sắc tố da và màu mắt bị thay đổi. Lúc này chúng sẽ trở nên nhợt nhạt hơn so với trạng thái bình thường. Để lí giải điều này thì là do ấu trùng hút dinh dưỡng gây thiếu máu và sắt trong cơ thể đó bạn.

Nếu bạn thấy da và mắt bị nhợt nhạt, mệt mỏi, khó tập trung và nhịp tim tăng, thì rất có thể là bạn đang có biểu hiện của dấu hiệu nhiễm sán chó ở người. Lúc này bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các phương pháp xét nghiệm và được tư vấn liệu trình điều trị bệnh sán chó thích hợp nhất từ các bác sĩ chuyên khoa.

Cách điều trị bệnh sán chó

Để điều trị bệnh sán chó thì thường bệnh nhân sẽ được tiến hành điều trị bằng sự kết hợp của các phương pháp sau đây:

1. Sử dụng thuốc điều trị sán

Sau khi được thăm khám, bạn sẽ được bác sĩ kê đơn một số loại thuốc chống sán chó như anthelmintics, niclosamide hoặc praziquantel, chúng đều là những chất được sử dụng để tiêu diệt sán và ấu trùng trong cơ thể. Có nhiều loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng, tuy nhiên, việc chọn loại thuốc phù hợp sẽ phụ thuộc vào loại sán và hướng dẫn của bác sĩ bạn nhé.

2. Thực hiện liệu pháp hỗ trợ

Song song với việc sử dụng thuốc chống sán, bác sĩ có thể sẽ đề xuất bạn thực hiện một số liệu pháp hỗ trợ để giúp cơ thể phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch, trong đó bao gồm bổ sung dinh dưỡng, uống đủ nước, tăng cường vệ sinh cá nhân,…

3. Điều trị các biến chứng

Trong trường hợp bệnh đã gây ra các biến chứng nghiêm trọng, như tổn thương cơ quan nội tạng, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị tương ứng để giảm triệu chứng và khắc phục tình trạng bệnh. Ví dụ như trường hợp bệnh nhân nhiễm sán chó có các chuyển biến xấu gây ra các khối u nguy hiểm, các bác sĩ sẽ buộc phải dùng biện pháp phẫu thuật để xử lý hoàn toàn khối u, tránh cho nó lây lan ra những vị trí khác

Cách phòng ngừa bệnh sán chó tại nhà

  • Vệ sinh cá nhân: Bạn hãy nhớ phải rửa tay kỹ sau khi tiếp xúc với chó hoặc môi trường có nghi nhiễm sán chó. Đặc biệt, tránh tiếp xúc trực tiếp với phân chó hoặc đồ vật bị nhiễm sán, hãy sử dụng bao tay 1 lần nếu bạn buộc phải xử lý chúng nha.
  • Vệ sinh môi trường: Đảm bảo giữ gìn vệ sinh trong nhà thật sạch sẽ bạn nha, đặc biệt là chỗ sinh hoạt của các bạn cún đó.
  • Đưa chó đi khám định kỳ: Tiến hành kiểm tra định kỳ và điều trị sán cho chó theo lịch trình được khuyến nghị bởi bác sĩ thú y bạn nhé. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh sán chó, giảm nguy cơ mắc bệnh sán chó cho chính bạn và cả người thân trong gia đình.
  • Bởi vì trứng sán thì có thể kí sinh trên thức ăn nữa, vì vậy, các phòng ngừa bệnh nhiễm sán chó tốt nhất là áp dụng phương pháp ăn chín uống sôi nha bạn.

Quan trọng nhất, nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người khác bị nhiễm sán chó, hãy đến các cơ sở y tế, tiến hành thăm khám và nhận tư vấn của bác sĩ đó nha. Không nên để các triệu chứng này lâu trên cơ thể đâu nhé.

Và đó là tất cả những gì mà Blog Sống Khỏe muốn chia sẻ tới bạn về bệnh sán chó. Bạn thấy loại bệnh này thế nào? Bạn có cách nào hay giúp trị bệnh sán chó tại nhà không? Hãy chia sẻ ngay với Blog Sống Khỏe và các bạn ở phần bình luận bên dưới nha. Nếu các bạn cũng quan tâm tìm hiểu về một số loại bệnh khác, thì có thể tham khảo một số những video mà Blog Sống Khỏe có đính kèm ngay sau đây nha. Cảm ơn các bạn đã xem hết video, xin chào và hẹn gặp lại ở những video lần sau nhé.

 

Thân Trần

View all posts