Một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp mà nhiều người có thể đã trải qua ít nhất một lần trong đời là rối loạn tiền đình. Dù triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, nhưng bệnh rối loạn tiền đình có thể gây ra sự khó chịu và lo âu đáng kể cho người bệnh. Trong video này, chúng ta sẽ cùng nhau dành 10 phút để khám phá và hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn tiền đình, từ nguyên nhân, triệu chứng cho đến những biện pháp đơn giản có thể được áp dụng để giảm thiểu tác động của nó đối với cuộc sống hàng ngày bạn nha.
Bệnh rối loạn tiền đình là gì?
Rối loạn tiền đình là tình trạng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, trong đó tiền đình là một cơ quan quan trọng nằm ở phía sau ốc tai hai bên. Tiền đình chịu trách nhiệm duy trì sự cân bằng của cơ thể, đảm bảo rằng chúng ta có thể duy trì thăng bằng khi ở trong các tư thế khác nhau, tham gia vào các hoạt động hàng ngày và phối hợp sự cử động của các bộ phận như mắt, tay, chân và thân mình.
Tuy nhiên, rối loạn tiền đình xuất phát từ sự rối loạn hoặc tắc nghẽn trong quá trình truyền dẫn thông tin của tiền đình. Có thể có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn này, bao gồm tổn thương dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não, hoặc các tổn thương khác ở vùng tai và não. Kết quả là, tiền đình không thể thực hiện chức năng giữ thăng bằng một cách bình thường, dẫn đến những triệu chứng như cảm giác loạng choạng, chói mắt, chóng mặt, quay cuồng, và thậm chí có thể kèm theo ù tai và buồn nôn.
Những triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và lặp đi lặp lại nhiều lần, gây ra không ít khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày và khả năng làm việc của người bệnh.
Phân loại bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình được chia thành hai loại chính, dựa trên nguồn gốc của tình trạng bệnh:
- Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên
Đây là loại rối loạn tiền đình xuất phát từ sự tổn thương của hệ tiền đình tại vùng tai trong. Triệu chứng thường bao gồm những cảm giác chói mắt và mất thăng bằng đột ngột. Mặc dù gây khó chịu và làm mất cân bằng, nhưng loại rối loạn này thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Đây là loại bệnh rối loạn tiền đình phổ biến mà nhiều người mắc phải.
- Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương
Rối loạn tiền đình trung ương xuất phát từ tổn thương tại các khu vực quản lý của hệ tiền đình, chẳng hạn như thân não và tiểu não. Dù triệu chứng của loại rối loạn tiền đình này không thường xuyên xuất hiện như loại rối loạn tiền đình ngoại biên, nhưng loại rối loạn này lại thường nguy hiểm và khó điều trị hơn bạn nha.
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình khá phức tạp và được chia thành hai nhóm chính:
- Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên
– Viêm dây thần kinh tiền đình: Do các loại virus như Zona, thủy đậu, quai bị. Chúng có khả năng gây liệt dây thần kinh tiền đình, dẫn đến cảm giác chóng mặt đột ngột kéo dài từ vài giờ đến vài tháng, thường không gây rối loạn thính lực như hội chứng Meniere.
– Rối loạn chuyển hóa: Như tiểu đường, tăng ure huyết, suy giáp.
– Các nhóm nguyên nhân khác như hội chứng Meniere, viêm tai giữa cấp và mạn, dị dạng tai trong, chấn thương vùng tai trong, u dây thần kinh số VIII, sỏi nhĩ, tác dụng phụ của một số loại thuốc, tình trạng say tàu xe,…
- Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình trung ương
– Thiểu năng tuần hoàn máu não.
– Hạ huyết áp tư thế.
– Hội chứng Wallenberg.
– Nhồi máu tiểu não.
– Xơ cứng rải rác.
– U tiểu não.
– Nhức đầu Migraine.
– Bệnh Parkinson.
– Giang mai thần kinh.
Bên cạnh đó cũng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình như:
– Tuổi tác: Tỉ lệ người lớn tuổi mắc bệnh rối loạn tiền đình thường cao hơn so với những người trẻ tuổi.
– Tiền sử bị chóng mặt: Người từng có tiền sử thường xuyên xuất hiện những cơn chóng mặt có khả năng cao mắc bệnh rối loạn tiền đình trong tương lai.
Cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình
Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh rối loạn tiền đình, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của tình trạng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống như
– Phục hồi chức năng: luyện tập theo các bài tập rèn luyện não bộ và kích thích hệ thống tiền đình có thể giúp phục hồi chức năng của đầu, cơ thể và thị giác hạn chế các triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình xuất hiện lại.
– Tập luyện thể thao: bệnh nhân rối loạn tiền đình mà tập luyện ở mức độ phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn thì có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và ổn định hệ thống tiền đình đó nha.
– Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và hạn chế triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình.
– Sử dụng thuốc kê toa: bác sĩ có thể kê đơn thuốc phù hợp tình trạng người bệnh mắc rối loạn tiền đình để kiểm soát triệu chứng khó chịu của bệnh.
– Nghiệm pháp tái định vị sỏi tai (Epley maneuver): Đây là một phương pháp chuyên môn thường được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, bằng cách tái định vị các tinh thể bị lạc chỗ trong tai của bạn.
– Phẫu thuật: Trong trường hợp các phương pháp khác không hiệu quả thì biện pháp phẫu thuật để điều trị rối loạn tiền đình có thể được xem xét. Mặc dù vậy nhưng phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình này thì còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn tiền đình và mục tiêu phục hồi chức năng tai trong của người bệnh.
Biến chứng của bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh:
- Bệnh trầm cảm
Các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình có thể gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, và khó khăn trong việc duy trì thăng bằng. Việc thường xuyên xuất hiện những triệu chứng này thì có thể làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, dẫn đến tình trạng trầm cảm, lo âu và cảm giác lạc lõng.
- Dễ bị té ngã
Sự mất thăng bằng và chóng mặt trong rối loạn tiền đình thì có thể làm tăng nguy cơ té ngã ở người bệnh, đặc biệt khi các cơn rối loạn tiền đình này tái phát một cách đột ngột trong những tình huống nguy hiểm như khi lái xe hoặc làm việc trên cao. gây nguy hiểm cho bản thân người bệnh và những người xung quanh.
- Đột quỵ, tai biến
Nếu bệnh rối loạn tiền đình của người bệnh liên quan đến các vấn đề về hệ mạch máu não, như động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương, thì lúc này nguy cơ đột quỵ và tai biến ở người mắc bệnh rối loạn tiền đình sẽ tăng lên.
Vì vậy để tránh các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện và tuân thủ theo các chỉ định và phương pháp điều trị rối loạn tiền đình của các bác sĩ.
Cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình
Phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh và duy trì sức khỏe của hệ thần kinh tiền đình đó nha!
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Hãy duy trì một chế độ ăn uống cân đối, giàu vitamin và khoáng chất. Đặc biệt nên hạn chế việc tiêu thụ những loại thực phẩm chế biến sẵn và những loại thức ăn có nhiều đường, muối và chất béo.
- Tập thể dục đều đặn
Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động, tập thể dục như đi bộ, chạy, bơi lội, tập yoga, hoặc pilates thì đều có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và duy trì hệ thống tiền đình ổn định bạn nhé.
- Kiểm soát căng thẳng và áp lực
Hãy cố gắng học cách quản lý stress, giảm căng thẳng và áp lực trong cuộc sống hàng ngày bằng cách sử dụng các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, và thư giãn cơ thể bạn nha. Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 5 – 10 phút là cơ thể bạn đã có sự khác biệt rồi đó nha.
- Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng
Nếu bạn biết mình có dị ứng với một số thức ăn hoặc hóa chất nào đó, thì cách ngừa bệnh rối loạn tiền đình tốt nhất chính là hạn chế tiếp xúc với chúng tránh gây ra các phản ứng tổn thương hệ thần kinh tiền đình.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Một cách chăm sóc sức khỏe quan trọng mà nhiều người lại thường quên mất đó là thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để xác định sự thay đổi trong tình trạng sức khỏe và tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp khi cần đó nha.
- Tránh sử dụng thuốc và chất kích thích
Cố gắng tránh sử dụng thuốc an thần và chất kích thích như rượu, thuốc lá và ma túy, vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh tiền đình đó bạn nha.
- Điều trị các bệnh lý liên quan
Nếu bạn mắc các bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, hoặc các vấn đề về sức khỏe khác, hãy tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và điều trị triệt để các tình trạng bệnh này để giảm nguy cơ tác động lên hệ thần kinh tiền đình bạn nhé.
- Tránh chấn thương đầu
bạn nên nhớ trang bị mũ bảo hiểm khi tham gia các hoạt động độc đáo hoặc thể thao có nguy cơ va đập đầu gây ảnh hưởng đến hệ tiền đình.
- Duy trì cân nặng lành mạnh
Duy trì cân nặng thích hợp có thể sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe, trong đó bao gồm cả bệnh rối loạn tiền đình.
- Thói quen sinh hoạt
Trong sinh hoạt thường ngày khi thay đổi tư thế đột ngột, đặc biệt là từ tư thế nằm sang đứng, hãy cố gắng thực hiện chúng một cách từ từ để đảm bảo cơ thể dần thích nghi trước khi đứng hẳn lên nha.
Và đó là 10p tìm hiểu về bệnh rối loạn tiền đình mà Blog Sống Khỏe muốn đưa tới bạn trong video ngày hôm nay. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh rối loạn tiền đình và có những biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp nha.