Bạn có biết rằng ung thư phổi đang là căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên thế giới, đặc biệt, nguyên nhân gây bệnh lại đến từ chính những thói quen thường gặp trong cuộc sống… Vì vậy hôm nay Blog sống Khỏe sẽ cùng bạn tìm hiểu những tác nhân chính gây ra căn bệnh quái ác này nhé!

#Blogsongkhoe #Thoiquenungthuphoi
Xem thêm tại: https://www.youtube.com/watch?v=kzdri10vMr8

Ung thư phổi là gì
Ung thư phổi là sự phát triển bất thường của các loại tế bào tạo thành các khối u ở phổi, có thể lan sang các cơ quan khác thành di căn.
Triệu chứng của Ung Thư Phổi:
• Ho kéo dài có đờm lẫn máu kèm đau ngực. • Tức ngực, hơi thở ngắn, thở nông, thở khò khè, khó chịu trong lúc thở. • Sụt cân, mệt mỏi, khàn giọng, khó nuốt, đau xương. • Khoảng 13% bệnh nhân không biểu hiện bất cứ một triệu chứng nào như trên dù khối u đã được phát hiện.
Những thói quen xấu gây nên Ung Thư Phổi:

1.Hút thuốc lá, hít khói thuốc hút thuốc lá
Đây là thói quen xấu làm cho bạn dễ bị mắc ung thư phổi số một. Thế nhưng, ngay cả khi bạn không hút thuốc, nhưng lại thường xuyên bị tiếp xúc và hít phải khói thuốc thì nguy cơ mắc ung thư phổi cũng rất cao. Vì vậy, để phòng tránh nguy cơ mắc ung thư phổi thì tốt nhất bạn không nên hút thuốc, đồng thời tránh xa khói thuốc, tránh tiếp xúc hay hít phải.
2.Sử dụng đồ uống có cồn
Đây cũng là một thói quen xấu làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Việc lạm dụng đồ uống có cồn khiến bạn phải đối mặt với một loạt các bệnh ung thư khác như ung thư miệng, ung thư vòm họng, hay ung thư thanh quản… Do đó, bạn nên tránh tiêu thụ những loại đồ uống chứa nhiều cồn thường xuyên để đẩy lùi nguy cơ mắc phải các loại bệnh ung thư.

3.Ăn ít rau xanh và trái cây tươi
Việc lười ăn rau củ quả là thói quen không tốt vì nó cũng góp phần không nhỏ trong việc làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Bởi trong những loại thực phẩm này thường chứa nhiều giá trị dinh dưỡng cao và có thể làm giảm xác suất mắc bệnh ung thư phổi hay các bệnh ung thư khác như ung thư vòm họng, ung thư thanh quản… Do đó, mỗi ngày, bạn nên tiêu thụ ít nhất 5 phần rau củ quả (ít nhất 400gr) từ nhiều loại, màu sắc khác nhau để đa dạng hóa thành phần dinh dưỡng.
4. Tiêu thụ muối vượt mức cho phép
Việc ăn quá nhiều muối hay các thực phẩm chứa nhiều muối đều có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày và ung thư phổi. Trong khi đó, lượng muối được khuyến cáo tiêu thụ một ngày của bạn không quá 6gr. Nếu duy trì thói quen ăn mặn thì bạn còn có thể phải đối mặt với các bệnh về tim mạch, huyết áp, đột quỵ, sỏi thận, loãng xương…
5.Không có thói quen đeo khẩu trang
Khi ra đường hoặc tiếp xúc với môi trường khói bụi mà không có khẩu trang và thiết bị bảo hộ thì phổi của bạn sẽ liên tục hít phải những bụi khí này. Chúng sẽ tích đọng lại trong trong phổi gây nhiều biến chứng như viêm, khó thở, … về lâu dần có thể dẫn đến ưng thư phổi.
6.Tiếp xúc thường xuyên với phấn rôm Dùng phấn rôm có khả năng không gây hâm, ngứa ở trẻ nhưng cẩn thận khi sử dụng vì lá phổi của trẻ còn rất non yếu. Bụi phấn rôm thường xuyên xâm nhập sẽ gây nên các bệnh viêm khí quản, viêm phổi ở trẻ, … Và tuyệt đối không nên dùng khi trẻ đang mắc bệnh về đường hô hấp nhé! Vì sẽ khiến bệnh tình nặng thêm đấy!
Tuy không phải thói quen nhưng việc béo phì cũng khiến phổi bạn yếu đi trông thấy. thường đè ép cư hoành và lồng ngực thường gây khó thở và ảnh hưởng đến nhịp thở ổn định. Ngoài ra, lượng mỡ cao sẽ làm tăng các nguy cơ mắc bệnh viêm phổi cùng những biến chứng nghiêm trọng hơn so với người thường.

Cách phòng chống Ung Thư Phổi
Giữ vệ sinh môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh.
Tham gia các bộ môn thể thao để rèn luyện thể chất, tăng sức đề kháng.
Nếu đang có những khối U thì nên cắt bỏ nhưng việc làm này chỉ hệu quả khi khối u còn nhỏ và chưa di căn.
Tia xạ để chữa ung thử phổi: Phương pháp điều trị này kéo dài đời sống của bệnh nhân nhưng ít khi chữa khỏi bệnh hoàn toàn được.
Điều trị bằng hóa chất: Để loại bỏ những tế bào ung thư bạn đang mắc phải
Điều trị hỗ trợ: Áp dụng cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối và không thể điều trị được những phương pháp trên bao gồm chăm sóc, làm giảm đau…
Ung thư phổi là một trong những bệnh nan y có tỷ lệ gây tử vong cao. Tỷ lệ sống sót sau năm năm điều trị ung thư phổi theo phương pháp chữa trị hiện đại nhất cũng chỉ đạt 14%.
Ngành y học hiện đại vẫn chưa thống nhất được phương pháp hiệu quả để phát hiện sớm bệnh ung thư phổi.

Từ những chia sẻ mà Blog Sống Khỏe vừa gửi đến cho bạn ở phía trên, các bạn đã phần nào hiểu hơn về ăn bệnh ung thư phổi quái ác này chưa. Bổ sung những kiến thức về cách phòng chống Ung Thư Phổi để có phương pháp chữa trị, xử lý bệnh kịp thời. Và hãy duy trì lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe của bản thân nhé!

 

Thân Trần

View all posts