Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khá phổ biến tại Việt Nam, Đặc biết chúng lại phát triển mạnh vào mùa đông, ở khu vực có nhiệt độ lạnh như phía bắc và bắc trung bộ. Vậy nguyên nhân thật sự của bệnh cúm là gì? Có các loại bệnh cúm nào? Cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh cúm nào hiệu quả? Mời cá bạn cùng #Blog-Sống-Khỏe giành ra 5 phút để tìm hiểu về bệnh cúm trong video sau đây nha. Và trước khi vào video bạn Đừng quên đăng ký, nhấn chuông, like và share để nhận thêm nhiều video chia sẽ thông tin hữu ích từ kênh nhé
Bệnh cúm là gì?
Như #Blog-Sống-Khỏe chia sẻ ở trên thì bệnh cúm là loại bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do chủng virut Influenza gây ra. Virus cúm thường lây lan qua dịch tiết của người bệnh khi họ ho, hắt xì hoặc nói chuyện. Bạn có thể hít phải virus trực tiếp hoặc chạm phải đồ vật nhiễm virus, như điện thoại hoặc bàn phím máy tính, rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
>>>Xem thêm : Tổng hợp 10 cách trị cảm cúm an toàn mà hiệu quả từ cây cỏ tự nhiên
Bệnh cúm thường chia ra thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn khởi phát (ngày thứ 1 – 3): Các triệu chứng cúm đột ngột xuất hiện bao gồm sốt, nhức đầu, đau và mỏi cơ, ho khan, đau họng, nghẹt mũi.
- Giai đoạn toàn phát (ngày thứ 4 trở đi): Triệu chứng sốt và đau nhức cơ giảm. Người bệnh bị khàn tiếng, có cảm giác khô hoặc đau họng, ho và cảm thấy tức ngực. Ngoài ra, một số người cũng có thể thấy cơ thể mệt mỏi hoặc đầy hơi.
- Giai đoạn hồi phục (ngày thứ 8 trở đi): Các triệu chứng giảm dần, cơn ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài 1 – 2 tuần tiếp theo.
uy bệnh cúm có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày nhưng bạn cũng đừng xem thường vì chùng khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng ở người cao tuổi, người có bệnh nền, trẻ em và phụ nữ mang thai. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
>>>Xem thêm :3 Phút Tìm Hiểu Bệnh Trĩ : Bệnh Trĩ Là Gì ? Bệnh Trĩ Có Nguy Hiểm Không
Các loại cúm hiện nay ?
Influenza là nhóm virut gây ra bệnh cúm tuy nhiên chúng cũng được chia ra thành 4 loại tùy vào khả năng bệnh và được ký hiệu là A,B,C,D. Vì thế bệnh cúm cũng được chia là 4 loại là cúm A, cúm B, cúm C và cúm D. Trong đó theo đánh giá của các chuyên gia thì:
Cúm A
Bệnh cúm A còn được gọi là cúm mùa. Chúng không chỉ được tìm thấy trên người và còn phổ biến ở cả động vật với nhiều biến chủng khác nhau, khả năng lây lan lớn và có thể phát triển mạnh thành dich
Cúm B
Bệnh cúm B cũng tương tự như cúm A nhưng chỉ tìm thấy ở người và ít biến đổi về di truyền nên khả năng bùng dịch cũng ít hơn
Cúm C
Bệnh cúm C thường rất nhẹ hầu như không có triệu chứng gì rõ rệt.
>>>Xem thêm :Top 9 công dụng của tần dày lá hay mà ít người biết
Cúm D
Bệnh cúm D thì thường gặp trên gia súc là chính và chúng cũng nhẹ như cúm C
Các triệu chứng của bệnh cúm
Tùy vào cơ địa của từng người mà bệnh cúm sẽ có các triệu chứng từ nhẹ tới nặng khác nhau. Bệnh cúm thường thể hiệ rõ các triệu chứng từ 48-72h sau khi tiếp xúc với vi rút cúm.
Triệu chứng thường gặp đầu tiên là sốt cao từ 39 đến 41 độ C. Trẻ em nếu bị cúm thường sẽ sốt cao hơn so với người lớn.
- Cảm thấy ớn lạnh, đổ mồ hôi
- Ho khan
- Viêm họng
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Đau đầu
- Mệt mỏi, khó thở
- Nôn mửa, tiêu chảy (thường gặp ở trẻ em hơn người lớn)
Hầu hết các triệu chứng của bệnh cúm sẽ dần biến mất sau khoảng 4-7 ngày. Ho khan, mệt mỏi phần lớn kéo dài hàng tuần đồng thời bạn sẽ bị sốt đi sốt trở lại.
>>>Xem thêm : 10 cách trị bệnh hôi miệng dứt điểm tại nhà
Cách điều trị cúm
Thường khi bị bệnh cúm bác sĩ hay khuyên người bệnh nên nghỉ ngơi, bổ sung đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng đông thời kết hợp thăm khám bác sĩ để được kê thuốc nhằm giảm triệu chứng bệnh
Cách phòng ngừa bệnh cúm
- Rửa tay thường xuyên là điều bắt buột khi tiếp xúc với người bị cúm: để tránh việc vô tình đưa tay trực tiếp lên mắt, mũi, miệng dẫn đến lây bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc nơi đông người khi có triệu chứng cúm: việc phòng cúm không chỉ đối với bản thân mà còn với mọi người xung quanh để tránh bệnh lây lan gây bùng phát dịch. Vì vậy khi phát hiện bị bệnh cúm thì bạn nên cách ly, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, luôn mang khẩu trang.
- Làm sạch bề mặt vật dụng: Thường xuyên lau sạch, khử khuẩn bề mặt các vật dụng trong nhà, văn phòng, nơi công cộng có khả năng cầm nắm nhiều như tay nắm cửa, điện thoại, đồ chơi, mặt bàn,… cũng là cách giúp giảm nguy cơ mắc cúm.
- Bổ sung đủ chất dinh dưỡng và tập thể dục thường xuyên để trăng cường sức đề kháng cũng là cách ngăn ngừa virus cúm xâm nhập hiệu quả
Trên đây là những thông tin về bệnh cúm mà #Blog-Sống-Khỏe muốn chia sẻ cho bạn. Hy vọng với những thông tin này giúp bạn hiểu biết thêm về bệnh cúm đồng thời có cách xử lí kịp thời và bảo vệ gia đình mình khởi bệnh cúm hiệu quả. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh. Cảm ơn các bạn đã xem video. Xin chào và hẹn gặp lại trong các video sau.
>>>Xem thêm : 10 cách trị đau răng cấp tốc tại nhà an toàn mà hiệu quả