Trong ẩm thực Việt Nam, lá hẹ là một nguyên liệu quá đỗi quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta rồi. Với mùi thơm đặc trưng cùng hương vị tinh tế, cây rau hẹ thường được sử dụng nhiều trong những món nướng, xào, nấu canh hay món mì nước. Thế nhưng liệu bạn có biết, rau lá hẹ là một vị thuốc nam trị bệnh cực tốt được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Vì vậy, trong video ngày hôm nay, Blog Sống Khỏe sẽ giới thiệu tác dụng trị bệnh của cây rau hẹ qua những nội dung sau:
- Đặc điểm của rau hẹ
- Dược tính của rau hẹ
- Một số bài thuốc trị bệnh của rau hẹ
- Lưu ý khi sử dụng rau hẹ để trị bệnh
Bây giờ hãy cùng tìm hiểu về tác dụng trị bệnh tuyệt vời của rau hẹ ngay thôi nào!
Đặc điểm của rau hẹ
Cây rau hẹ hay còn được gọi là cửu thái, khởi dương thảo là một loại cây thân thảo, cao khoảng 20 – 40cm, mang trong mình một mùi thơm đặc trưng nên nó được rất nhiều người yêu thích, lựa chọn kết hợp trong nhiều món ăn. Nhất là khi cây hẹ rất dễ trồng, không yêu cầu bạn phải chăm sóc nhiều. Thậm chí bạn chỉ cần gieo hạt hoặc trồng cây giống lá hẹ một lần duy nhất là sau đó có thể thu hoạch được nhiều lứa rau hẹ trong suốt nhiều năm tiếp theo nữa cơ. Đặc biệt, cây lá hẹ phát triển mạnh mẽ không phụ thuộc vào mùa vụ nên bạn có thể tìm thấy loại rau gia vị này quanh năm luôn đó.
Mặt khác, không chỉ mang lại hương vị đa dạng cho món ăn, cây hẹ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, có tác dụng tốt cho giấc ngủ và xương khớp. Ngoài ra, một số thành phần có trong hẹ còn được chứng minh rằng có khả năng chống ưng thư nữa đó nha. Vậy cụ thể dược tính của cây rau hẹ ra sao, mời bạn tiếp tục theo dõi và tiến đến phần.
Dược tính của rau hẹ
Cây lá hẹ có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền. Theo đó, lá hẹ được cho là có tính nhiệt, khi nấu chín thì mang tính ôn, vị cay, có tác dụng đi vào Gan và Thận. Vì vậy, lá hẹ sẽ có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc nên thường là một vị thuốc nam phổ biến được sử dụng trong điều trị các loại bệnh như đau tức ngực, nấc cụt hay chấn thương.
Phần gốc rễ của cây hẹ có tính ấm, vị cay nên lại thường được sử dụng trong điều trị bệnh đau tức ngực do đầy bụng, bệnh phụ khoa hay tình trạng ngứa, mẩn da và nhiều loại bệnh khác nữa. Trong khi, hạt của cây hẹ lại có tác dụng bồi bổ cho gan, thận, tráng dương và cố tinh. Nên cây hẹ hay được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh điều trị các chứng tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, đau nhức xương khớp.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu của y học hiện đại, trong cây lá hẹ còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi mang đến một số lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả tác dụng chống ung thư. Ngoài ra, thành phần choline trong cây lá hẹ được cho là có tác dụng cải thiện giấc ngủ, giải stress hay cây hẹ còn cung cấp vitamin K tốt cho xương khớp và quá trình đông máu và cây lá hẹ cũng cung cấp một lượng folate giúp phòng ngừa bệnh Alzheimer ở người lớn tuổi.
Một số bài thuốc trị bệnh của rau hẹ
- Bài thuốc chữa cảm mạo từ cây hẹ
Nguyên liệu:
– 250gr lá hẹ
– 25gr gừng tươi
– Đường cát
Cách thực hiện:
– Sơ chế lá hẹ và gừng tươi, rửa sạch, cắt hẹ và gừng thành lát mỏng
– Trộn chung lá hẹ, gừng tươi thái lát với một ít đường
– Chưng trên bếp lửa nhỏ trong khoảng 20 – 30 phút
– Sau đó bạn ăn hỗn hợp trên liên tục 5 ngày là sẽ thấy triệu chứng khó chịu của cảm mạo được giảm thiểu.
- Bài thuốc chữa nhức răng
Với bài thuốc này, bạn sử dụng một nắm cây rau hẹ bao gồm cả phần lá và rễ hẹ nhé. Sau đó rửa sạch và giã nhuyễn. Tiếp theo, bạn đắp trực tiếp hốn hợp nhuyễn mịn của lá hẹ và rễ hẹ trực tiếp lên chỗ đau răng và để yên đó trong khoảng 5 – 10 phút. Ngoài ra thì bạn cũng có thể lựa chọn cách nhai trực tiếp lá hẹ và ngậm nó tại vị trí răng bị nhức nha. Lá hẹ có tác dụng an thần nên sẽ giúp bạn giảm thiểu cơn đau nhức khó chịu từ việc đau răng. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể lặp lại quá trình này khi tình trạng đau nhức giảm dần nha.
- Bài thuốc hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Bạn sử dụng từ 100 – 200gr lá hẹ trong nấu ăn hàng ngày như nấu cháo, nấu canh hoặc xào. Tuy nhiên bạn nên lưu ý không sử dụng muối hoặc nếu có thì chỉ sử dụng một chút muối khi chế biến món ăn này thôi nha. Ngoài ra thì bạn cũng có thể đổi món bằng cách sử dụng 150gr rễ hẹ với 100g sò đem đi nấu canh và sử dụng hàng ngày nha.
- Bài thuốc nhuận tràng, chữa táo bón của cây hẹ
Cách thực hiện
– Rửa sạch hạt cây hẹ đem đi rang vàng
– Sau đó giã nhỏ nghiền thành bột mịn
– Mỗi lần dùng bài thuốc từ hạt cây hẹ này, bạn lấy 5gr bột hạt cây hẹ hòa với nước sôi và uống 3 lần/ ngày
– Hạt cây hẹ sẽ có tác dụng kích thích hoạt động của đường ruột, giúp cải thiện chức năng tiều hóa. Do vậy, sau khoảng 10 ngày bạn sẽ cảm nhận được công hiệu của nó trong việc nhuận tràng và giảm táo bón.
- Bài thuốc từ lá hẹ giúp chữa chứng đái dầm ở trẻ em
Nguyên liệu
– 50gr gạo
– 25gr rễ hẹ
– Đường cát
Cách thực hiện
– Bạn nấu cháo với 50gr gạo
– Trong lúc cháo sôi thì lấy 25gr rễ hẹ và vắt lấy nước cho vào cháo
– Sau đó có thể nấu cùng 1 ít đường để tăng hương vị cho món ăn
– Hãy tranh thủ ăn cháo ngay khi còn nóng bạn nha. Nếu sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả cải thiện chức năng tiểu tiện và kiểm soát đái dầm của vị thuốc nam tuyệt vời này đó nha.
- Bài thuốc chữa ho trẻ em từ cây hẹ
Chuẩn bị nguyên liệu
– Lá hẹ xắt nhỏ
– Đường phèn hoặc mật ong
Cách thực hiện
– Bạn cho lá hẹ đã được xắt nhỏ và trộn đều với đường phèn hoặc mật ong vào một chiếc bát
– Sau đó đem đi hấp chín
– Để nguội và cho trẻ uống, mỗi lần khoảng một thìa cà phê hỗn hợp lá hẹ và mật ong là được
– Duy trì uống trong 2 – 3 lần liên tục trong 5 ngày, lá hẹ sẽ giúp làm giảm kích ứng trong đường hô hấp và làm giảm triệu chứng ho của trẻ đó bạn
- Món ăn từ lá hẹ giúp bổ mắt
Chuẩn bị nguyên liệu
– 150gr lá hẹ
– 150gr gan dê thái mỏng
Cách thực hiện
– Ướp gan dê với gia vị tùy theo khẩu vị của gia đình bạn
– Xào gan dê trên lửa lớn đến khi chín vàng
– Sau đó thêm vào lá hẹ, đảo chung trên lửa lớn để lá hẹ được chín và giữ màu xanh ngon mắt đặc trưng
– Sau đó ăn kèm với cơm trắng là bạn đã có một món ăn đầy dinh dưỡng có lợi cho mắt rồi đó.
- Bài thuốc chữa đau lưng, mỏi gối, kén ăn từ lá hẹ
Nguyên liệu
– 20gr hạt hẹ
– 100gr gạo
Cách thực hiện
– Sau khi vo sạch gạo và hạt hẹ, bạn các nguyên liệu đi nấu cháo
– Ninh nhừ trên bếp đến khi hạt hẹ và gạo mềm và chín
– Ăn nóng hai lần mỗi này liên tục trong 10 ngày bạn nhé. Bài thuốc từ cây hẹ này sẽ giúp giảm viên, giảm đau và tăng cường sức khỏe xương khớp của bạn đó nha.
Lưu ý khi sử dụng rau hẹ để trị bệnh
Mặc dù hẹ là một loại rau gia vị khá lành tính và ít có tác dụng phụ nhưng bạn vẫn cần chú ý một số lưu ý sau trong khi sử dụng rau hẹ để trị bệnh bạn nhé:
– Ăn quá nhiều ra hẹ có thể gây khó tiêu
– Trong rau hẹ có chứa một thành phần gọi là diallyl disulphide nên có thể gây ra dị ứng ở một số người, nhất là những bạn đã có tiền sử bị dị ứng với hành tây hoặc tỏi đó nha. Nó có thể gây ra các triệu chứng bao gồm kích ứng da, ngứa ngáy, đau bụng hoặc khó thở.
Vì vậy, trong quá trình sử dụng rau hẹ để điều trị bệnh, bạn cần theo dõi và lắng nghe cơ thể. Nếu có bất kỳ triệu chứng hoặc phản ứng không mong muốn nào thì nên lập tức dừng sử dụng rau hẹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn bạn nha. Ngoài ra, nếu bạn có đang sử dụng một vài loại thuốc điều trị nào khác, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia ý tế trước khi sử dụng lá hẹ hoặc bất kỳ bài thuốc liên quan nào bạn nhé.
Và đó là tác dụng trị bệnh cũng như một số bài thuốc điều trị từ cây hẹ mà Blog Sống Khỏe muốn chia sẻ tới bạn trong video ngày hôm nay. Bạn thấy vị thuôc nam này thế nào? Hãy để lại bình luận chia sẻ cho Blog Sống Khỏe biết với nha. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin mà Blog Sống Khỏe chia sẻ trong video ngày hôm nay hữu ích. Đừng quên để lại 1 like share, đăng ký và nhấn chuông để có thể xem video mới từ kênh một cách nhanh nhất bạn nhé. Cảm ơn bạn đã xem hết video, xin chào và hẹn gặp lại.
Add comment