Trong y học dân gian, nhưng loại cây cỏ quen thuộc lại luôn là những vị thuốc nam đáng tin cậy trong việc điều trị bệnh của con người. Trong số các loại cây này, không thể không nhắc đến cây cỏ tranh, một loại “thần dược” với nhiều tác dụng trị bệnh siêu hiệu quả. Video ngày hôm nay sẽ mang tới bạn những thông tin về khả năng chữa bệnh đầy thú vị của cây cỏ tranh.
Đồng thời xem hết video, bạn cũng sẽ nắm được một số thông tin về cây cỏ tranh như:
- Đặc điểm của cây cỏ tranh
- Dược tính của rễ cỏ tranh
- Những bài thuốc trị bệnh từ rễ cỏ tranh
- Một số lưu ý khi sử dụng rễ cỏ tranh để điều trị bệnh.
Đặc điểm của cây cỏ tranh
Cỏ tranh, với danh pháp khác như cỏ tranh răng, bạch mao căn, dia (K’Dong), nhất địa (Gia Rai), không chỉ là một loài cây thông thường mà còn là một loại dược liệu quý trong y học dân gian. Cây cỏ tranh có phần thân cây chắc khỏe và thân rễ vững chắc với chiều cao trung bình dao động từ 30cm đến 90cm, cỏ tranh đã trở thành một loại dược liệu tuyệt vời cho việc chữa trị bệnh tật.
Từ xa xưa, con người đã sử dụng cả thân và rễ của cây cỏ tranh để làm thuốc điều trị bệnh rồi đó bạn. Quy trình sơ chế cỏ tranh trở thành thuốc nam không hề đơn giản, đòi hỏi từng bước phải được thực hiện kỹ lưỡng và cẩn thận. Từ việc loại bỏ phần cổ rễ, qua việc rửa sạch và loại bỏ lá cũng như rễ con, tất cả đều đóng vai trò quan trọng để bảo vệ dược tính và chất lượng của loại dược liệu này. Sau đó, cỏ tranh sẽ được mang đi sao vàng, sấy khô hoặc phơi khô lại để quá trình bảo quản thuốc từ cây cỏ tranh được dễ dàng hơn.
Dược tính của rễ cỏ tranh
Tác dụng trị bệnh của rễ cỏ tranh trong Đông Y
Như đã đề cập trước đó, rễ cỏ tranh, một nguyên liệu quý trong Đông y, có vị ngọt và tính hàn, và thường được quy vào kinh Tâm, Vị và Tùy. Từ những đặc tính này, rễ cỏ tranh đã được sử dụng trong y học cổ truyền để mang đến nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng. Dưới đây là một số tác dụng quan trọng mà rễ cỏ tranh có thể cung cấp cho sức khỏe con người:
– Ứ huyết và tăng cường tiểu tiện: Rễ cỏ tranh được sử dụng để giúp giảm ứ huyết, tăng cường quá trình tiểu tiện và loại bỏ những chất cặn bã, độc tố trong cơ thể. Điều này có thể hỗ trợ cho những người bị tình trạng ứ huyết, gặp khó khăn khi đi tiểu tiện.
– Trừ phụ nhiệt và thổ huyết: Rễ cỏ tranh cũng được sử dụng để làm dịu các triệu chứng phụ nhiệt và thổ huyết, giúp cơ thể cân bằng nhiệt độ và loại bỏ nhiệt độc.
– Hỗ trợ điều trị tình trạng niệu huyết, nóng sốt và khát nước: Rễ cỏ tranh có khả năng giúp điều trị các vấn đề về niệu huyết, giúp làm dịu tình trạng nóng sốt và khát nước, đồng thời cải thiện tình trạng chung của cơ thể.
– Thanh lọc cơ thể: Rễ cỏ tranh còn được cho là có tác dụng thanh lọc cơ thể, giúp loại bỏ các chất độc hại và điều hòa khí huyết ở người bệnh.
Tác dụng trị bệnh của rễ cỏ tranh trong y học hiện đại
Các nghiên cứu về tác dụng trị bệnh của rễ cỏ tranh đã tiết lộ rằng dược tính của rễ cỏ tranh chứa nhiều hợp chất hóa học có lợi ích cho sức khỏe con người bao gồm Glucose, Oxalic acid, Potassium Arundoin, Cylindrin, Fructose… Và nhờ vào những thành phần này, rễ cỏ tranh đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình điều trị bệnh trong y học hiện đại.
– Hỗ trợ quá trình đông máu: Sử dụng bột cỏ tranh có thể giúp rút ngắn thời gian phục hồi canxi trong huyết tương, giúp thúc đẩy quá trình đông máu đó bạn. Điều này thì có thể có lợi trong việc hỗ trợ quá trình lành vết thương, ngăn chặn chảy máu và thúc đẩy sự phục hồi sau các thương tổn.
– Kháng khuẩn: Qua nghiên cứu rễ cỏ tranh còn có khả năng ức chế một số loại vi khuẩn, đặc biệt là trực khuẩn Flexner và Sonnei. Điều này có thể đem lại lợi ích trong việc ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn này và tăng sức đề kháng cho sức khỏe con người.
– Lợi tiểu: Do chứa hàm lượng kali cao, rễ cỏ tranh cũng có khả năng hỗ trợ chức năng niệu đạo và tiểu tiện. Việc sử dụng dược liệu này trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 ngày có thể mang lại lợi ích đáng kể cho hệ thống niệu đạo.
Những bài thuốc trị bệnh từ rễ cỏ tranh
- Điều trị sốt xuất huyết
Sử dụng 20g rễ cây cỏ tranh khô sắc chung với 20g cỏ mực, 16g tang diệp, 20g rau má, 16g kinh giới, 24g đậu đen đã sao thơm, 12g cam thảo. Chia thuốc làm 2 phần và uống trong ngày.
- Chữa khạc hoặc ho ra máu do phế nhiệt
Bài thuốc trị bệnh từ rễ cỏ tranh này yêu cầu bạn cần chuẩn bị: sinh địa 12g, rễ cây cỏ tranh khô 16g, rau má 20g cùng với cỏ mực 20g và ngân hoa 12g.
Bạn sắc chung với nước, để nguội và sử dụng 2 lần trong 1 ngày nha.
- Trị chứng khô họng, khô miệng do tân dịch vị bị hao tổn
Để trị chứng khô họng hay khô miệng từ rễ cỏ tranh bạn lấy 16g rễ cỏ tranh cùng với 16g đinh lăng, 10g cam thảo, 10g sơn thù, 12g sa sâm, 16g hoài sơn, 8g đan bì, 12g khởi tử, 10g trạch tả, 12g mạch môn, 20g cát căn. Tất cả trộn đều, mỗi ngày sắc lấy 1 thang nước thuốc chia đều thành 2 phần và sử dụng trong ngày nha.
- Chữa xuất huyết đường tiêu hóa
Chuẩn bị khoảng 20g rễ cây cỏ tranh khô chung với 6g cây a giao, 21g củ gừng nướng cháy, 12g thục địa và 16g trắc bạch diệp. Sắc và chia thuốc uống 2 – 3 lần/ ngày đến khi thấy triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa giảm hẳn.
- Trị sỏi thận bằng rễ cỏ tranh
Với bài thuốc trị sỏi thận bằng rễ cỏ tranh này bạn hãy sắc bạch mao căn 20g, mộc thông 10g, cối xay 16g, kim tiền thảo 10g, đinh lăng 20g, mã đề thảo 20g. Sau đó uống 2 lần mỗi ngày và dùng liên tục 4 – 5 ngày bạn nha. Trong quá trình này, bạn cần theo dõi tiến triển của cơ thể để cảm nhận hiệu quả điều trị bệnh từ rễ cỏ tranh nhé.
- Tác dụng lợi tiểu, chữa bí tiểu
Có nhiều bài thuốc từ rễ cỏ tranh trong dân gian giúp chữa triệu chứng khó tiểu, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây nha:
– Cách 1: Dùng 30g rễ cỏ tranh khô kết hợp với xa tiền sử, râu ngô và hoa cúc. Mỗi lần lấy 50g sắc chung với 750ml nước và uống trong ngày.
– Cách 2: Sử dụng 50g rễ cỏ tranh tươi sắc chung với rau má, lá sen cạn, râu ngô và rau diếp cá. Chia nước thuốc và uống 3 lần trong ngày.
- Giải độc cơ thể, làm mát gan
Giải độc mát gan là một trong những tác dụng trị bệnh của cây cỏ tranh rõ ràng nhất, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc thanh lọc cơ thể từ rễ cỏ tranh như sau:
– Cách 1: Dùng 150g rễ cỏ tranh tươi đun cùng với thịt lợn nạc và bạch anh tươi. Bạn chú ý trong bài thuốc này để rễ cỏ tranh dễ ăn hơn, bạn nên ninh nhừ rễ cỏ tranh trước nha. Mỗi ngày ăn 1 lần và ăn liên tục trong khoảng 10 – 15 ngày sẽ thấy hiệu quả trị bệnh rõ nhất.
– Cách 2: Chuẩn bị 200g hỗn hợp gômg rễ cỏ tranh tươi, cam thảo nam, hoàng đằng, kim ngân hoa, đậu đen, cỏ mần trầu, mã đề, kinh giới, kim anh tử. Sắc chung với 700ml nước, sau khi nước sôi thì bạn hạ lửa và đun liu riu thêm 7 – 10 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước thuốc và uống nước thuốc mỗi ngày thay cho nước lọc trong khoảng 10 – 15 ngày.
- Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm thận cấp từ rễ cỏ tranh
Dùng 200g rễ cỏ tranh khô sắc với 500ml nước với lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng 100ml nước thì bạn lọc lấy nước thuốc. Chia thuốc uống 2 – 3 lần mỗi ngày trong 1 tháng.
- Điều trị ho lâu ngày do phế hư
Sử dụng thang thuốc gồm rễ cây cỏ tranh khô 20g, cam thảo 10g, củ gừng 20g, rễ xương sông 16g, bán hạ chế 10g, tang bạch bì 16g, trần bì 10g, cát cánh 12g. Sắc 1 thang và chia làm 2 phần để uống trong ngày. Kiên trì sử dụng 3 – 4 ngày liên tục sẽ giúp giảm triệu chứng ho.
- Điều trị chảy máu cam
Để điều trị bệnh chảy máy cam, bạn chuẩn bị 80g rễ cỏ tranh tươi sắc nước uống hàng ngày sau khi ăn. Và sử dụng liên tục 7 – 10 ngày để thấy hiệu quả trị bệnh của rễ cỏ tranh được phát huy tốt nhất nha.
Một số lưu ý khi sử dụng rễ cỏ tranh để điều trị bệnh
– Những người có tiền sử dị ứng với cỏ tranh hoặc bất kỳ thành phần nào tương tự trong bài thuốc thì nên tránh sử dụng rễ cỏ tranh để trị bệnh nha. Ngoài ra, nếu xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, nôn mửa, hoặc phản ứng dị ứng trong quá trình sử dụng thuốc từ rễ cỏ tranh để trị bệnh bạn cần ngưng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Sẽ có một số đối tượng đặc biệt không nên sử dụng bài thuốc từ rễ cỏ tranh để trị bệnh như phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ và những người có tình trạng sức khỏe yếu, tạng hàn.
– Hiệu quả trị bệnh của rễ cỏ tranh có thể thay đổi tùy theo từng cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Việc kiên trì và theo dõi tình trạng sức khỏe là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh từ rễ cỏ tranh.
– Bạn nên nhớ luôn luôn tuân theo hướng dẫn cụ thể về liều lượng và cách sử dụng từ chuyên gia y tế hoặc người có kinh nghiệm trong sử dụng bài thuốc từ rễ cỏ tranh để trị bệnh nhé. Đặc biệt là không tự ý thay đổi liều lượng hoặc cách sử dụng của thuốc tránh cho trường hợp xảy ra các vấn đề như dùng thuốc quá liều hay kháng thuốc, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về tác dụng trị bệnh của rễ cỏ tranh mà Blog Sống Khỏe muốn chia sẻ với bạn trong video ngày hôm nay. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn biết thêm những thông tin cơ bản về cây cỏ tranh và những tác dụng trong điều trị bệnh của rễ cỏ tranh mang lại nhé