Rau dớn, một loại cây thảo được từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian với những tác dụng trị bệnh đáng kinh ngạc. Ngoài ra, rau dớn còn là một thành phần phổ biến trong ẩm thực, là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng và hợp chất quan trong hữu ích cho sức khỏe. Trong video ngày hôm nay, Blog Sống Khỏe sẽ cùng bạn khám phá những tác dụng trị bệnh đáng chú ý của rau dớn và một số bài thuốc từ rau dớn giúp cải thiện sức khỏe.

Xem hết video này, bạn sẽ nắm được những thông tin sau:

  • Đặc điểm của rau dớn
  • Dược tính của rau dớn
  • Một số bài thuốc trị bệnh từ rau dớn
  • Lưu ý khi sử dụng rau dớn để trị bệnh

Bây giờ thì hãy cùng bắt đầu tìm hiểu tác dụng trị bệnh của rau dớn ngay với

Đặc điểm của rau dớn

Rau dớn, tên khoa học là Glechoma hederacea, là một loại cây thuộc họ dương xỉ. Cây rau dớn thường có rễ và thân ngắn, mọc bò trên mặt đất, và chiều dài của nó dao động khoảng từ 0.5 đến 1 mét. Lá của cây rau dớn lại có cấu trúc  khá đặc biệt, khi còn non chúng có phiến kép lông chim 1 lần, và khi trưởng thành chúng có phiến kép lông chim 2 lần. Và hình dạng của lá rau dớn thường nhọn trông như ngọn giáo. Rau dớn có cuống dài, các lá nhỏ uống cong xòe quanh giống như tán ô. Một đặc điểm nổi bật của cây rau dớn là cách các lá mọc trên thân. Chúng mọc so le với nhiều lá chét bên trong, tạo nên một sự sắp xếp độc đáo. Thường thì lá chét trên của rau dớn sẽ không có cuống, trong khi lá chét dưới của rau dớn lại có cuống bạn nha. Bên cạnh đó, ở mặt sau của lá rau dớn gần phần gân phụ có ổ túi bào tử nhỏ hình bầu dục nhỏ, mào hẹp và có mày vàng sáng.

Dược tính của rau dớn

Theo một số nghiên cứu, rau dơn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C, vitamin A, Kali, Canxi và chất xơ. Đậc biệt, nó cũng chứa các hợp chất kháng vi khuẩn, chống viêm, và có tác dụng trong thanh lọc cơ thể. Nhờ vào những dược tính này, rau dớn đã được sử dụng để điều trị bênh trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại, cụ thể:

Rau dớn trong y học dân gian

–       Phù hợp cho phụ nữ sau sinh: Theo đó, rau dớn nằm trong những bài thuốc bổ được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền để chăm sóc phụ nữ sau khi sinh. Bởi theo y học dân gian sử dụng nước uống từ rau dớn có thể giúp làm mát cơ thể và hỗ trợ phục hồi sau sinh.

–       Chữa ho và ho ra máu: Thân, rễ và lá non của rau dớn được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị ho và ho ra máu. Dược liệu này có thể được sắc hay nấu với đường và sử dụng như một loại thuốc dân gian.

–       Hỗ trợ tiêu hóa: Lá non của rau dớn có thể được ăn sống hoặc nấu chín. Chúng được cho là có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều món salad hoặc món hầm.

–       Giúp nhuận tràng: Nước uống từ lá rau dớn non luộc còn được cho là sẽ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và nhuận tràng nữa đấy bạn.

–       Điều trị các triệu chứng của bệnh cảm lạnh: Nước ép từ lá rau dớn cũng được sử dụng trong y học cổ truyền như một bài thuốc để giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh, đau đầu và ho.

Rau dớn trong y học hiện đại

Rau dớn đã được chứng minh có nhiều tính chất và tác dụng quan trọng trong y học hiện đại như:

–       Tính kháng khuẩn: Rau dớn có khả năng kháng khuẩn và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng chiết xuất rau dớn kết hợp với kháng sinh thì có thể tăng cường hiệu quả chống vi khuẩn hơn so với việc chỉ sử dụng kháng sinh một mình đó bạn.

–       Chất chống oxy hóa: Trong rau dớn được tìm thấy nhiều chất chống oxy hóa cao, đặc biệt là trong chồi của loại dược liệu này đó bạn.

–       Tính chống nấm: Rau dớn chứa các hợp chất có khả năng kháng nấm rộng. Theo một số nghiên cứu về rau rớn, các nhà khoa học đã tìm thấy hoạt tính kháng nấm mạnh trong chiết xuất methanolic từ lá và thân rau dớn, cũng như trong chiết xuất choloroform có giá trị kháng nấm dao động từ 0,002 – 2,5 mg/ml.

–       Đặc tính chống phản vệ: Rau dớn còn có hoạt tính bảo vệ trong phản vệ thụ động và khả năng chống lại suy giảm tế bào mast, theo một số nghiên cứu của y học hiện đại về dược tính của cây rau dớn.

–       Tẩy giun sán: Rễ và thân của rau dớn cũng được chưng minh là có khả năng tẩy giun sán và chống lại loại giun Pheretima posthuma.

–       Giảm đau: Ngoài ra, rau dớn có khả năng giảm đau do viêm trung ương và ngoại vi nhờ các chất flavonoid và sterol có trong rau dớn đã được xác định là có tác dụng giảm đau.

–       Ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Một dược tính tuyệt vời có trong rau dớn nữa đó là khả năng ức chế enzym glucosidase, giúp hạn chế việc hấp thụ đường trong ruột và ngăn ngừa tăng đường huyết, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

–       Hỗ trợ bảo vệ gan: Rau dớn được chứng minh chứa hoạt tính kháng viêm và bảo vệ gan vì vậy mà loại dược liệu này có khả năng ức chế độc tính trên gan và bảo vệ gan.

Một số bài thuốc trị bệnh từ rau dớn

  1.   Cầm máu, làm lành vết thương

Cách thực hiện:

– Bạn rửa sạch và giã nhỏ lá non rau dớn (50g),

– Đắp trực tiếp hỗn hợp rau dớn giã nát lên vết thương để cầm máu và làm liền vết thương.

– Sau đó có thể băng lại bằng vải sạch hoặc băng gạt y tế để giữa vệ sinh vết thương.

  1. Thanh nhiệt giải độc

Bạn có thể thực hiện bài thuốc điều trị từ rau dớn này rất đơn giản. Bạn chỉ cần nấu nước từ lá dớn khô và uống trực tiếp để thanh nhiệt và giải độc.

  1.   Chữa sốt rét, hen suyễn, đau bụng, kiết lỵ

Cách thực hiện

– Sắc 20g thân rễ rau dớn (đã cắt bỏ rễ con) với 200ml nước còn 50ml.

– Chia thành 2 lần uống trong ngày để chữa sốt rét.

– Sử dụng trong vòng 7-10 ngày đến khi hết triệu chứng ở người bệnh

  1. Điều trị nhiễm trùng, mụn nhọt, ghẻ lở

Bạn giã nhuyễn lá non rau dớn và đắp trực tiếp lên vùng bị nhiễm trùng, mụn nhọt, hoặc ghẻ lở sẽ thấy hiệu quả của tác dụng giảm viêm của rau dớn một cách nhanh chóng.

  1.   Chữa bỏng

Cách thực hiện

– Giã nát 100g lá non rau dớn với 100g ruột quả bí ngô tươi

– Đắp trực tiếp hỗn hợp lên vết bỏng để làm dịu da và kích thích quá trình lành thương bỏng da.

  1. Chữa đau lưng

Cách thực hiện

– Bạn chuẩn bị cẩu tích 15-20g , thục địa 12-16g, đỗ trọng 10-12g, dây tơ hồng 8-10g

– Đem sắc với 750ml nước để lấy 200ml nước thuốc

– Để nguội, một ngày uống 2 lần trước bữa ăn.

  1. Chữa phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi

Cách thực hiện:

– Bạn chuẩn bị cẩu tích 15-20g, rễ cỏ xước 10-12g, ý dĩ 12-16g, mộc qua 6-8g

– Đem các vị thuốc trênvới 750ml nước để lấy 200ml.

– Chia thành 2 lần, uống trước bữa ăn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng rau dớn trong các món ăn thường ngày nếu không muốn kết hợp rau dớn với các loại thuốc đông y khách như:

  1.   Rau dớn trộn

Bạn lấy thịt ba chỉ và tôm thái hạt lựu, ướp cùng hành tím, hạt nêm, nước mắm, tiêu và trộn đều. Phi tỏi và xào thịt, tôm đến khi chín. Sau đó, chỉ cần cho rau dớn luộc vào và đảo đều. Nếu bạn muốn tăng vị bùi, có thể cân nhắc rắc thêm một ít lạc rang để tăng hương vị món ăn bạn nha.

  1.   Món rau dớn xào tỏi

Đây là một món ăn ngon từ rau dớn hứa hẹn sẽ phù hợp với nhiều người đây. Bạn đem rau dớn tươi rửa sạch sau khi đã sơ chế. Sau đó bắc một nồi nước cho thật sôi, rồi đổ rau dớn đã rửa sạch vào chần qua nước sôi và vớt ra để ráo. Phi tỏi cho thật thơm và cho rau đã chuẩn bị vào xào. Nêm nếm sao cho hợp khẩu vị gia đình mình là xong rồi.

  1.   Món nộm rau dớn

Với món ăn này, bạn nên chọn ngọn rau dớn cong non, rửa sạch và phơi nắng cho tái. Sau đó đổ rau vào chõ đồ xôi và để trong khoảng 20 phút. Sau đó, trộn đều rau dớn trong bát to với ớt, tỏi, gừng, nước cốt chanh, rau thơm, hạt nêm, muối trắng, hãy nhớ gia giảm sao cho vừa vị bạn nha. Để trong 5 phút để các gia vị ngấm vào rau. Cuối cùng, rải lên nộm rau dơn một ít lạc rang giã nhỏ là bạn đã có một món rau cực hấp dẫn cho bữa ăn rồi.

  1.   Rau dớn luộc

Trong tất cả thì đây lại là món ăn dễ thức hiện nhất. Bạn chỉ cần lấy rau dớn sau khi đã sơ chế sạch sẽ luộc lên và chấm với mắm là đã có một món ăn đưa cơm cực đơn giản rồi.

Lưu ý khi sử dụng rau dớn để trị bệnh

  • Lá rau dớn non có thể chứa một lượng nhỏ độc tố dương xỉ. Vì vậy bạn vẫn cần thận trọng và sử dụng rau dớn để trị bệnh với liều lượng hợp lý để tránh nguy cơ ngộ độc.
  • Trước khi sử dụng rau dớn, bạn nên rửa thật sạch và kỹ lưỡng để loại bỏ ký sinh trùng, bụi bẩn và các chất ô nhiễm có thể bám trên lá rau dớn.
  • Nếu bạn không chắc chắn về nguồn gốc và chất lượng của rau dớn, hãy mua  rau dớn từ những nhà cung cấp đáng tin cậy hoặc trồng tự nhiên trong điều kiện an toàn để có thể đảm bảo chất lượng.
  • Rau dớn nên được sử dụng khi còn tươi ngon và không nên nấu rau dớn quá chín để đảm bảo giữ được các thành phần dinh dưỡng và chất chống oxi hóa trong rau dớn bạn nha.
  • Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc phản ứng dị ứng nào sau khi sử dụng rau dớn, hãy ngừng sử dụng bài thuốc trị bệnh từ dau dớn và tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế bạn nha.

Và trên đây là những tác dụng trị bệnh của rau dớn mà Blog Sống Khỏe muốn chia sẻ với bạn trong video ngày hôm nay. Bạn thấy những món ăn từ rau dớn thế nào? Đừng ngần ngại để lại bình luận chia sẻ cho chúng mình được biết với nha. Cảm ơn các bạn đã xem hết video, đừng quên để lại 1 like share, đăng ký và ấn chuông để có thể đón xem những video mới từ Blog Sống Khỏe một cách nhanh nhất nha.

 

Thân Trần

View all posts