Cây mã đề có tác dụng gì? Đây là câu hỏi thắc mắc chung của nhiều người. Đây là một loại thảo dược quen thuộc trong Đông y có chứa vitamin C, K dùng để sắc lấy nước uống có thể giúp lợi tiểu, lợi mật, chống ho.. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng Blog Sống Khỏe hiểu về tác dụng của cây mã đề đối với sức khỏe qua bài viết dưới đây nhé!

1/ Cây mã đề là gì?

Trong Đông y, cây mã đề hay còn tên gọi khác là mã tiền xá. Là cây thuốc mọc hoang được sử dụng để làm rau ăn kèm và thuốc chữa nhiều bệnh lý, đặc biệt là sỏi thận và các bệnh về đường tiết niệu. Cây mã đề thuộc nhóm cây thân thảo, sinh sản bằng cách chia nhánh hoặc bằng hạt. Cây mã đề cao tầm 10 – 15 cm, lá có hình thìa và gân hình cung.

2/ Cách nhận dạng cây mã đề

Cây mã đề là dược liệu thân thảo sống lâu năm, thân ngắn thường mọc hoang ở nhiều nơi. Do đó, cây mã đề có một số những đặc điểm nhận dạng như sau:

• Lá mọc thành từng cụm ở gốc cây, cuống lá dài, phiến lá có hình chiếc thìa hoặc hình quả trứng, gân dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá.

• Hoa mọc thành một bông dài, hướng thẳng đứng. Bông mã đề lưỡng tính, có 4 đài lá ở gốc hoa, xếp chéo nhau và hơi dính ở gốc.

• Quả Bông mã đề có hình hộp, chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu đen bóng. Mỗi quả cây Bông mã đề chứa khoảng 8 – 20 hạt nhỏ.

Xem thêm: 101 Tác Dụng Của Trà Xanh Có Thể Bạn Không Biết Đến

3/ Thành phần hóa học cây mã đề

Trong cây mã đề có nhiều thành phần hóa học rất đa dạng. Trong đó có chứa các chất như: vitamin A, giàu Canxi, Glucozit, vitamin C và K. Trong hạt mã đề còn có chứa chất nhầy, axit plantenolic. Các thành phần này đều có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh.

Xem thêm: Top 10 tác dụng tuyệt vời của cây sả đối với cơ thể

4/ Tác dụng của cây mã đề

Các thành phần trong cây mã đề đều được biết đến là có rất nhiều tác dụng hữu ích cho chức năng lợi tiểu, lợi mật, chống viêm, tiêu đờm, chống ho, giảm kiết lỵ….

Trong dân gian, cây mã đề còn được dùng làm bài thuốc chữa các bệnh về đường tiểu, nhất là viêm đường tiết niệu. Làm thuốc chữa ho, viêm phế quản, trừ đờm viêm thận, viêm bàng quang, sỏi tiết niệu, viêm gan mật, viêm loét dạ dày tá tràng,… Có thể thấy, đây là vị thuốc có rất nhiều tác dụng về điều trị bệnh thường gặp.

Xem thêm: 10 Công Dụng Của Lá Trầu Không Mà Bạn Có Thể Không Tin

5/ Các bài thuốc chữa bệnh từ cây mã đề

• Chữa viêm cầu thận cấp tính:

Dùng mã đề, ma hoàng, thạch cao làm thuốc, đại táo, quế chi và cam thảo 6g trộn đều với nhau. Mỗi ngày sắc 1 tháng uống đều đặn.

• Chữa viêm cầu thận mạn tính:

Kết hợp mã đề với phục linh, hoàng bá, rễ cỏ tranh, hoàng liên, mộc thông,… sắc nước uống.

• Chữa viêm bàng quang:

Dùng mã đề với phục linh, hoàng bá, trư linh, rễ cỏ tranh cùng một số bài thuốc khác sắc uống khoảng 1 tháng là cải thiện đáng kể.

• Chữa viêm đường tiết niệu:

Dùng mã đề, bồ công anh, hoàng cầm, lá chi tử, kim tiền thảo, nhọ nồi, ích mẫu, rễ cỏ tranh, cam thảo,… sắc uống khoảng 10 ngày.

• Chữa viêm bể thận cấp tính:

Mã đề tươi kết hợp với rễ cỏ tranh tươi, cỏ bấc đèn tươi sắc uống từ 5 – 7 ngày.

• Chữa được Sỏi bàng quang:

Dùng mã đề với rau diếp cá, kim tiền thảo, sắc uống 5 ngày liên tục.

• Chữa được Sỏi đường tiết niệu:

Mã đề kết hợp với kim tiền thảo, rễ cỏ tranh sắc uống 1 tháng.

• Chữa được bí tiểu tiện:

Dùng hạt mã đề sắc uống nhiều lần trong ngày hoặc kết hợp trên trà mã đề để cải thiện tình trạng.

• Chữa đi tiểu ra máu:

Dùng mã đề kết hợp với ích mẫu tươi giã nát, vắt nước uống.

• Giảm ho, tiêu đờm:

Dùng bài thuốc mã đề, cát cánh, cam thảo sắc uống khoảng 1 tháng là có thể giúp giảm ho đáng kể và long đờm nhanh.

• Chữa bệnh về phổi:

Dùng mã đề tươi rửa sạch, sắc nước uống 3 lần trong một ngày.

• Chữa viêm gan siêu vi trùng:

Kết hợp mã đề, nhân trần, lá mơ, chi tử, thái nhỏ sấy khô và pha trà uống hàng ngày.

• Chữa chảy máu cam:

Mã đề tươi rửa sạch qua nước ấm, giã nát, vắt lấy nước cốt uống để cầm máu và làm mát cơ thể. Nếu đang chảy máu cam thì dùng mã mã đề đắp lên trán, nằm ngửa để ngăn chảy máu tiếp tục.

• Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ:

Dùng mã đề tươi rửa sạch, thái nhỏ đun lên để ăn hàng ngày đến khi bệnh thuyên giảm.

Xem thêm: Hoa đậu biếc và những tác dụng thật mà bạn nên biết

6/ Những lưu ý khi sử dụng cây mã đề trị bệnh

Tránh dùng mã đề như trà giải khát hàng ngày

Nhiều người cho rằng mã đề có tính mát gan, lợi mật, có thể dùng phơi khô làm trà uống thay nước hàng ngày để bảo vệ gan. Tuy nhiên, việc sử dụng mã đề quá thường xuyên không tốt thậm chí là gây hại.

Tránh dùng mã đề buổi tối

Tác dụng chính của mã đề là lợi tiểu. Do vậy, tránh dùng mã đề vào buổi tối, nhất là việc sắc nước uống. Mã đề có thể khiến tiểu đêm nhiều lần, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chính vì thế, đây cũng là loại thuốc tránh sử dụng đối với những người suy thận, yếu thận.

Thận trọng khi dùng mã đề cho phụ nữ mang thai

Mã đề không được khuyên dùng với phụ nữ mang thai giai đoạn đầu. Các thành phần trong mã đề không có lợi cho cả mẹ và bé, có thể gây sảy thai.

Xem thêm: Rau càng cua có tác dụng gì, những lưu ý khi sử dụng rau càng cua

Trên đây là những thông tin về tác dụng của cây mã đề đối với sức khỏe mà Blog Sống Khỏe đã chia sẻ được. Để nhận được thông tin mới nhất, các bạn hãy theo dõi Blog Sống Khỏe nhé.

Thân Trần

View all posts