Những nét đẹp và giá trị của thiên nhiên đã luôn ẩn chứa những bí mật vô cùng kỳ diệu đối với sức khỏe con người. Trong hàng ngàn loại cây cỏ, đã nổi bật lên như một trong những “thần dược” tự nhiên với những tác dụng trị bệnh vô cùng đáng kinh ngạc. Không chỉ là một món ăn ngon miệng, Atiso còn được coi là một loại thảo dược quý giá, đã được con người sử dụng từ hàng thế kỷ trước đến nay để hỗ trợ trong việc chữa trị và bảo vệ sức khỏe. Trong video ngày hôm nay, hãy cùng Blog Sống Khỏe khám phá những tác dụng đầy kỳ diệu mà Atiso mang lại trong hành trình trị bệnh và chăm sóc sức khỏe của con người bạn nha

Xem hết video này, bạn sẽ nắm được những thông tin về:

  • Đặc điểm của Atiso
  • Dược tính của Atiso
  • Bài thuốc trị bệnh từ Atiso
  • Lưu ý khi sử dụng Atiso để điều trị bệnh
  • Tác hại khi lạm dụng Atiso

Bây giờ thì cùng bắt đầu tìm hiểu ngay về cây thuốc này với

Đặc điểm của Atiso

Atiso, còn có tên khoa học là Cynara scolymus, là một loài cây đặc biệt với nhiều đặc điểm hấp dẫn và giá trị sức khỏe. Thân cây Atiso có thể cao lên đến 2 mét, gai góc, to và chắc với những chiếc lá dài hình tam giác tạo nên vẻ đẹp tự nhiên và quyến rũ không dễ bị nhầm lẫn với các loại cây khác. Hoa Atiso có màu tím tươi với màu sắc sặc sỡ, nhất là vào giữa mùa hè và mùa thu phần bông Atiso sẽ nở rộ cực đẹp mặt. Và đặc biệt, tuy là loài cây trồng chủ yếu để thu hoạch hoa làm thực phẩm, nhưng từ lâu, Atiso vẫn luôn là một nguồn cảm hứng trong việc chăm sóc sức khỏe và trị bệnh của y học cổ truyền.

Cây Atiso thường được trồng ở các vùng phía Nam, nơi mà khí hậu và điều kiện đất đai thích hợp cho sự phát triển loại cây này, tạo ra những lứa Atiso với giá trị kinh tế đáng kể. Từng bộ phận của cây atiso đều mang trong mình những giá trị quý báu, và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học và ẩm thực. Cụ thể

– Lá atiso được coi là kho báu với nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. chúng thường được thu hoạch khi cây chưa ra hoa hoặc trước tết âm lịch 1 tháng để sấy khô làm trà.

– Rễ thân của cây atiso cũng có giá trị dược liệu nên chúng sẽ được sử dụng để làm thuốc.

– Đế hoa và lá bắc atiso lại sở hữu hương vị độc đáo và thường được sử dụng để làm một số món ăn bổ dưỡng.

Những đặc điểm độc đáo và những tiềm năng trị liệu của cây Atiso đã khiến nó trở thành một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu, góp phần quan trọng vào sức khỏe và sự phát triển của con người đó bạn.

Dược tính của Atiso

Trong Atiso có nhiều dược tính quý giá, đặc biệt là do hoạt chất chính là cynarin (Acid 1-3 dicaféin quinic) và một loạt các hợp chất khác như inulin, inulinase, tanin, muối hữu cơ của các kim loại kali, canxi, magie, natri… Sau đây là một số dược tính cụ thể của atiso trong điều trị bệnh:

– Hạ cholesterol và urê trong máu: Cynarin trong atiso đã được chứng minh rằng có khả năng hạ cholesterol và urê trong máu, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ trong quá trình điều trị các vấn đề về cholesterol cao.

– Tạo mật và tăng tiết mật: Atisô cũng được sử dụng để kích thích tiết mật và tạo mật, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ tắc nghẽn ở gan.

– Lợi tiểu: Cũng có nhiều chứng minh cho thấy Atiso có tác dụng lợi tiểu, giúp loại bỏ chất độc tố và chất thải khỏi cơ thể, duy trì chức năng thận khỏe mạnh.

– Trị bệnh về gan và thận: Các hoạt chất có trong atiso còn có khả năng hỗ trợ trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến gan và thận, bao gồm viêm gan, viêm nhiễm gan, và các tình trạng độc tố do chức năng gan và thận bị suy yếu.

– Dược tính trong Atiso chứa chất chống oxy hóa: như phenol và flavonoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do tác động của các gốc tự do, làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe liên quan.

– Chất chống viêm: Các hợp chất trong atiso có khả năng chống viêm, giúp giảm triệu chứng viêm nhiễm và đau đớn trong một số tình trạng sức khỏe.

Những dược tính trên cho thấy sự đa dạng và quý báu của atisô trong việc hỗ trợ sức khỏe con người. Vì vậy việc sử dụng các chế phẩm từ cây atisô tươi vẫn được khuyến cáo ưu tiên trong quá trình trị bệnh bằng Atiso để tận dụng tối đa các hoạt chất và lợi ích sức khỏe mà cây atisô mang lại cho bệnh nhân đó bạn.

Bài thuốc trị bệnh từ Atiso

Atisô có thể được sử dụng trong điều trị ở nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và tình trạng sức khỏe của người sử dụng. Dưới đây là một số dạng sử dụng phổ biến của atisô trong điều trị:

  1.   Sắc lấy nước thuốc

Sử dụng lá atisô khô hoặc tươi để sắc nước, hoặc nấu thành dạng cao lỏng (5 – 10%). Nước sắc atisô có thể được uống với liều lượng từ 2 – 10g mỗi ngày. Nước sắc atisô thường được sử dụng để hỗ trợ trong việc thải độc, lợi tiểu và điều trị một số vấn đề về sức khỏe như viêm gan, viêm thận, phù…

  1.   Nấu để ăn

Như đã đề cập, bạn cũng có có thể sử dụng phần tim hoa của cây atisô để nấu những món ăn bổ dưỡng, bồi bổ bệnh nhân trong quá trình điều trị bênh. Bể nấu món ăn từ hoa Atiso, bạn nên loại bỏ cánh hoa, bào phần lõi đến khi phần tim hoa có màu xanh lá sáng nhé. Với phần tim hoa này bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như chiên, nướng, hấp hoặc làm nước sốt từ Atiso cũng rất ngon miệng.

  1.   Trà atisô

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều nhiều loại trà túi lọc từ atisô. Các sản phẩm này cũng khiến việc sử dụng trà atisô trở nên tiện lợi hơn rất nhiều. Bạn  chỉ cần ngâm túi trà Atiso vào nước nóng trong khoảng 3- 5 phút là có thể sử dụng được rồi. Cũng giống như những chế phẩm khác từ Atiso, việc sử dụng trà atiso cũng sẽ mang tới nhiều lợi ích về sức khỏe, nó có thể được sử dụng để giảm cân, làm dịu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và thải độc.

Có một số bài thuốc từ Atiso bạn có thể tham khảo như sau:

Bài thuốc từ Atiso điều trị bệnh phù và thấp khớp: Sử dụng lá atisô tươi hoặc khô có thể được sắc hoặc nấu thành cao để điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài ra, bài thuốc này cúng có tác dụng trong việc chữa các bệnh về gan, thận viêm cấp và mạn, nhuận trường và lọc màu nhẹ đối với trẻ em bạn nhé.

Bài thuốc từ Atisô sử dụng trong trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, đái tháo đường, suy nhược cơ thể: Bạn chuẩn bị 10-20g hoa atiso tươi hoặc 5 – 10g Atiso khô, sắc lấy nước uống.

Lưu ý về liều dùng Atiso: Một ngày bạn chỉ nên dùng từ 10 – 20g Atiso tươi để sắc với nước hoặc 5 – 10g nếu dùng Atiso lá khô thôi nhé. Trong trường hợp bạn dùng loại trà đóng gói, thì cũng chỉ nên uống 2 – 3 túi trà Atiso mỗi ngày thôi nhé.

Lưu ý khi sử dụng Atiso để điều trị bệnh

–       Trước khi sử dụng atisô hoặc bất kỳ loại thảo dược nào để điều trị bệnh, hãy nhận tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra lời khuyên về cách sử dụng và liều lượng sử dụng Atiso để điều trị bệnh phù hợp với bạn nhất nhé.

–       Hãy sử dụng atisô theo liều lượng được khuyến cáo bạn nhé. Chú ý hãy không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.

–       Hầu hết các sản phẩm từ atisô nên được sử dụng trong thời gian ngắn, không nên dùng lâu dài mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.

–       Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy tránh sử dụng atisô hoặc bất kỳ loại thảo dược nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc sức khỏe của bé đó nhé.

–       Atisô có thể tương tác với một số loại thuốc khác và nó có thể gây ra một số  tình trạng phản ứng không mong muốn hoặc giảm hiệu quả của thuốc điều trị bệnh. Vì vậy, hãy sử dụng atiso trong kiểm soát bạn nhé.

–       Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu không tốt nào sau khi sử dụng atisô, như dị ứng, khó thở, hoặc phản ứng nặng, hãy ngưng sử dụng ngay lập tức và tìm kiếm sự chăm sóc y tế luôn bạn nhé.

–       Đặc biệt nên bảo quản sản phẩm atisô ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao và tốt nhất thì bạn nên đọc hướng dẫn trên bao bì để biết cách lưu trữ Atiso đúng cách bạn nhé.

Tác hại khi làm dụng Atiso

Lạm dụng atisô có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe như:

  1.   Suy thận và ảnh hưởng đến gan

Việc lạm dụng atisô có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải trong cơ thể, làm tăng đào thải các hoạt chất quan trọng như kali, canxi và ảnh hưởng xấu đến chức năng thận. Đặc biệt, người lạm dụng atisô có thói quen thay thế nước lọc bằng trà atisô thì có thể gây mất cân bằng các chất cần thiết cho cơ thể và làm tăng nguy cơ suy thận.

  1.   Chướng bụng và khó tiêu

Lạm dụng atisô có thể gây ra tình trạng chướng bụng và khó tiêu do tác dụng co thắt túi mật và tiết mật. Việc sử dụng quá nhiều và không có liều lượng phù hợp có thể làm co thắt toàn bộ cơ trơn đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đầy hơi, ợ nóng và khó chịu ở người bệnh.

  1.   Chán ăn và mệt mỏi

Trong Atisô chứa hàm lượng sắt cao, và việc lạm dụng Atiso thì có thể làm tăng hàm lượng sắt trong máu nhưng lại thiếu các khoáng chất vi lượng khác như crom, kẽm, mangan. Điều này có thể dẫn đến tình trạng chán ăn, mệt mỏi và cảm thấy không thoải mái.

Vì vậy, để tránh những tác hại không mong muốn, bạn nên tuân thủ theo những lưu ý khi sử dụng Atiso để điều trị bệnh mà Blog Sống Khỏe đã chia sẻ ở trước đó nha.

Trên đây là tác dụng trị bệnh của Atiso cũng như một số lưu ý bạn cần quan tâm khi muốn sử dụng Atiso để điều trị bệnh. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn các biện pháp chăm sóc sức khỏe khoa học và hợp lý nhé.

 

Thân Trần

View all posts