Ngải cứu là một trong những loại thảo dược phổ biến và có nhiều tác dụng trong y học cổ truyền, vừa có thể dùng chế biến thực phẩm và dùng để chữa được nhiều bệnh khác nhau như: đau đầu, bệnh về da, bệnh xương khớp, thần kinh tọa,…Tuy nhiên việc sử dụng cây ngải cứu không đúng liều lượng có thể sẽ gây ra những tác dụng không mong muốn. Vậy cây ngải cứu là gì? Tác dụng trị bệnh của cây ngải cứu ra sao? Hãy cùng Blog Khỏe tìm hiểu rõ hơn về loại cây thảo dược này trong video dưới đây nhé!
Xem xong video này, các bạn sẽ biết được thông tin sau:
• Cây ngải cứu là gì?
• Phân loại cây ngải cứu
• Thành phần của cây ngải cứu
• Phân bố, thu hoạch và chế biến cây ngải cứu
• Tác dụng trị bệnh của cây ngải cứu
• Những lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu
———————————————–
Cây ngải cứu là gì?
Cây ngải cứu (còn có tên gọi khác là rau ngải, ngải diệp) là một loại cây cỏ có giá trị cao, được sử dụng như một loại thảo dược có lợi cho sức khỏe. Thân cây cao khoảng 0.5 đến 1m. Trên thân, cành, lá của cây ngải cứu đều có nhiều lông nhỏ màu trắng bao phủ. Lá cây ngải cứu mọc so le với nhau, phiến lá xẻ hình lông chim, mặt trên có màu sẫm, mặt dưới màu trắng. Hoa ngải cứu thường nở vào mùa hè, có màu vàng lục nhạt mọc thành từng chùm kép.
Cây ngải cứu thường có vị đắng, mùi thơm và tính ấm nên có thể hỗ trợ cầm máu (phụ nữ kinh nguyệt không đều, chảy máu cam, thỏ thuyết, thai ra máu, đái ra máu,…), giảm đau nhức, sát trùng, kháng khuẩn, điều hòa khí khuyết, ôn kinh, an thai, trị lạnh, lợi tiểu,…
Phân loại cây ngải cứu
Cây ngải cứu thường được chia làm 4 loại cây như sau:
- Ngải cứu trắng
Có khả năng sinh trưởng rất tốt, lá cây có 2 mặt, mặt trên màu xanh, mặt bên dưới thì màu trắng nên được gọi là ngải cứu trắng. Loại cây ngải này được dùng phổ biến chủ yếu trong ẩm thực.
- Ngải cứu đỏ
Ngải cứu đỏ có phần thân và cuống lá màu đỏ tím, có phấn trắng ở dưới lá và phần cụm hoa. Loại cây ngải này cũng có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh.
- Ngải cứu tía
Ngải cứu tía có thân nhỏ, gầy và có phần thân màu tía rất bắt mắt. Loại ngải cứu tía này thường ít dùng cho thực phẩm, được trồng chủ yếu để làm dược liệu chữa bệnh.
- Ngải cứu dại
Ngải cứu dại còn được gọi là cây ngải hoang, thuộc họ Cúc. Cây có hình dáng khá giống với cây ngải cứu, khác ở chỗ là mặt trên và mặt dưới của lá ít lông và có màu xám. Cây ngải cứu dại được phân bố khắp các tỉnh phía Bắc và thích nghi sống với nhiệt độ 14 – 20 độ C. Loại cây ngải này thường được dùng để chữa các bệnh đau bụng, chảy máu, kháng viêm, kháng khuẩn, và các bệnh về da.
Thành phần của cây ngải cứu
• Trong lá ngải cứu có chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu là Cineol, a – thuyon. Ngoài ra còn có tanin, một ít adenin, cholin, tetradecatrilin, arachyl alcol, tricosanol.
• Cả cây ngải cứu có chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, a – thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin.
Phân bố, thu hoạch và chế biến cây ngải cứu
Phân bố cây ngải cứu
Loại thảo dược này có nguồn gốc từ vùng ôn đới, nhiệt đới như: Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Lào, Thái Lan, Indonesia,…
Còn ở Việt Nam, cây ngải cứu được trồng từ lâu đời trải dài từ nam ra bắc. Ở độ cao từ khoảng 800m trở lên, có cây ngải mọc tự nhiên rất nhiều các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hòa Bình, Hà Giang…
Thu hoạch và chế biến cây ngải cứu
Cây ngải cứu thường được thu hoạch vào tháng 6, khoảng đầu hoặc giữa tháng 5 âm lịch. Sau khi thu hái, lá được rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô trong bóng râm.
Tác dụng trị bệnh của cây ngải cứu
Dưới đây là tác dụng nổi bật điều trị bệnh của cây ngải cứu để bạn tham khảo:
Tác dụng ngải cứu trị bệnh đau xương khớp
Ngải cứu có tính ấm, giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giúp máu mang chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể, trong đó có hệ xương khớp. Ngoài ra, trong ngải cứu có chứa các hoạt chất giúp giảm đau, chống viêm, hỗ trợ giảm đau xương khớp do thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa, gai cột sống hiệu quả.
Bạn có thể áp dụng cách chữa đau xương khớp bằng cây ngải cứu theo các cách sau đây:
Giảm đau xương khớp bằng ngải cứu mật ong
• Lấy một nắm ngải cứu giã nát sau đó lọc phần nước cốt và trộn với hai thìa mật ong.
• Nên sử dụng trong vòng 1 – 2 tuần. Ngoài ra, bạn có thể xay nhuyễn lá ngải cứu, cho thêm một chút nước sau đó lọc lấy nước cốt rồi hòa mật ong.
Sắc nước ngải cứu giảm đau
• Có thể lấy lá ngải cứu tươi hoặc khô sắc lấy nước uống.
• Nên sắc nước thuốc đến khi còn 1/3 so với lượng nước ban đầu thì tắt bếp.
• Uống nước ngải cứu ngày 3 lần, sử dụng trong 14 ngày để cảm nhận độ hiệu quả.
Tác dụng ngải cứu trị rối loạn kinh nguyệt
Đối với những người bị rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc thường xuyên gặp phải tình trạng đau bụng, đau lưng khi tới tháng có thể dùng ngải cứu. Tính ấm của ngải cứu sẽ làm giảm các cơn đau bụng, đau lưng và cải thiện kinh nguyệt.
Bạn có thể áp dụng cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng cây ngải cứu theo cách sau đây:
• Sắc uống 100g lá ngải cứu khô với 1 lít nước đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp, lọc lấy nước uống.
• Ngày uống hai lần, sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần.
- Bài thuốc trị đau bụng khi hành kinh
• Chuẩn bị hương phụ, ngải cứu mỗi vị 500g, sắc với 1 lít nước đến khi còn 1/3 300ml.
• Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml, uống trước khi bữa sáng và tối.
Bài thuốc chữa chứng hư, kinh nguyệt không đều
• Chuẩn bị đương quy, ngải cứu mỗi vị 80g, hương phụ 240g. Chưng với giấm nửa ngày, phơi khô, tán bột.
• Dùng giấm nấu với nếp làm hồ rồi trộn với thuốc bột trên vo thành viên nhỏ.
• Mỗi ngày uống từ 16 – 20g.
Tác dụng ngải cứu trị an thai, tử cung lạnh
Nhiều người cho rằng ngải cứu hoạt huyết nên không phù hợp với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, ngải cứu lại là một trong những bài thuốc hay trị an thai hiệu quả, thậm chí có thể dùng trong trường hợp tử cung lạnh dẫn đến vô sinh.
Bạn có thể áp dụng cách chữa an thai, tử cung lạnh bằng cây ngải cứu theo cách sau đây:
Ngải cứu trị chứng tử cung lạnh
• Chuẩn bị bạch thược, đương quy, hương phụ, ngải cứu, thục địa, xuyên không sao khô sau đó tán bột.
• Mỗi ngày uống từ 12 – 16g.
Ngải cứu trị an thai
• Với người đang mang thai, nếu có dấu hiệu đau bụng, ra máu có thể dùng ngải cứu, lá tía tô mỗi vị 16g.
• Sắc với 600ml nước đến khi còn 100ml thì tắt bếp.
• Chia nhỏ ngày uống 3 – 4 lần. Nên uống khi còn ấm và thực hiện trong khoảng 1 tuần.
Tác dụng ngải cứu trị suy nhược, chán ăn
Bài thuốc chữa chứng suy nhược cơ thể, kém ăn từ ngải cứu có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ngải cứu hầm với các loại thực phẩm bổ dưỡng như móng giò, gà ác, bồ câu hoặc gia giảm một số thảo dược khác như:
• Sử dụng 200g ngải cứu, 2 quả lê, 20g kỷ tử, 10g đương quy, nửa con gà ác, hạt sen.
• Sơ chế các nguyên liệu trên sau đó cho vào nồi hầm với 500ml nước.
• Nêm nếm gia vị và hầm đến khi chín mềm thì tắt bếp, ăn khi còn nóng.
• Có thể chia nhỏ ăn trong ngày. Sử dụng liên tục trong 1 – 2 tuần để thấy cơ thể hồi phục hơn.
Tác dụng ngải cứu chữa mụn, mẩn ngứa, nổi mề đay
Chính nhờ có tính sát khuẩn, chống viêm nên ngải cứu có tác dụng giảm sưng viêm, mẩn ngứa, viêm do mụn. Bạn có thể áp dụng cách chữa sau:
• Ngải cứu tươi rửa với nước muối cho sạch sau đó để ráo nước.
• Lấy một lượng vừa đủ ngải cứu tươi giã nát hoặc xay nhuyễn làm mặt nạ.
• Đắp lên mặt hoặc vị trí bị mẩn ngứa trong vòng 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch.
Ngoài ra, ngải cứu có thể dùng làm nước tắm cho trẻ để trị rôm sảy.
Tác dụng ngải cứu giúp máu lưu thông lên não
Đối với người thường xuyên bị thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt đau đầu có thể sử dụng ngải cứu kết hợp trứng để tăng tuần hoàn máu lên não, giảm các cơn đau đầu, hoa mắt chóng mặt.
Cách làm vô cùng đơn giản, bạn có thể làm món trứng rán ngải cứu:
• Chuẩn bị 2 quả trứng gà và một nắm ngải cứu nhỏ.
• Ngải cứu rửa sạch thái nhỏ sau đó trộn đều với trứng gà, đánh đều tay đến khi hỗn hợp sệt lại.
• Nêm nếm gia vị sau đó đem rán đến khi chín vàng.
• Nên ăn khi còn nóng sẽ không bị đắng.
Tác dụng ngải cứu chữa cảm cúm, ho, đau họng
Đây cũng là bài thuốc dân gian sử dụng ngải cứu để chữa chứng cảm mạo, ho, đau họng thông thường. Tuy nhiên bạn nên kết hợp nhiều loại thảo dược để mang lại hiệu quả.
Cách chữa cảm cúm, ho, đau họng bằng ngải cứu như sau:
• Lấy 300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi đun với 2 lít nước đến khi sôi được 20 phút thì tắt bếp.
• Dùng khăn nóng phủ lên đầu và xông trong vòng 15 phút.
Ngoài ra, bạn có thể dùng cách uống nước sắc ngải cứu:
• Lấy 100g ngải cứu với 100g lía tô, 100g tần dày lá, 20g sả sắc với 1 lít nước đến khi cạn một nửa và nên uống khi khát.
• Uống liên tục trong vòng 3 – 5 ngày.
Những lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu:
• Không nên sử dụng chung với các loại thuốc chống trầm cảm và chống loạn thần, chống động tinh, statin, chống đái tháo đường, chống đông máu, chống ung thư, kháng nấm và kháng khuẩn thuốc.
• Không dùng ngải cứu trong trường hợp bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thảo dược.
• Không nên sử dụng ngải cứu thường xuyên trong hơn 1 tháng.
Trên đây là những thông tin về tác dụng trị bệnh của cây ngải cứu. Hy vọng qua video này sẽ giúp bạn hiểu biết rõ hơn về loại cây thảo dược này. Cảm ơn các bạn đã xem hết video. Đừng quên đăng ký, nhấn chuông, like và share để nhận thêm nhiều video chia sẻ hữu ích từ kênh Blog Sống Khỏe nhé.