Rối loạn tiền đình là bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở người trưởng thành. Nếu không điều trị rối loạn tiền đình sớm, bệnh có thể gây ra biến chứng khó lường và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Hiểu được mức độ nguy hiểm mà căn bệnh có thể gây ra, hôm nay Blog Sống Khỏe sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu sâu hơn về bệnh rối loạn tiền đình cùng với đó là cách để điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả nha!

#BlogSongKhoe #Roiloantiendinh
Xem thêm: Rối loạn tiền đình là gì? Vì sao có nhiều người bị rối loạn tiền đình

Khái niệm về bệnh rối loạn tiền đình

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai, có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay người,… tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ tư thế thăng bằng cho cơ thể. Khi mắc rối loạn tiền đình, bệnh lý này gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,… Bệnh rối loạn tiền đình rất hay tái phát và làm ảnh hưởng trực tiếp tới công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Những phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình

1. Sinh hoạt khoa học -– Phương pháp chữa rối loạn tiền đình hiệu quả nhất

Điều trị rối loạn tiền đình bằng cách tập luyện thể dục mỗi ngày. Đây là thói quen tốt mà bạn nên duy trì thường xuyên, tuy nhiên các động tác phải nhẹ nhàng à thoải mái nhé. Các bài tập cho mắt, bài tập với đầu, và bài tập toàn thân cũng rất hữu ích cho các bệnh nhân rối loạn tiền đình. Với những người rối loạn tiền đình tuyệt đối không thay đổi tư thế đột ngột bởi hành động này sẽ gây ra tình trạng giữ thăng bằng kém, chóng mặt, thậm chí té xỉu. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế lái xe và trèo cao nếu cảm thấy trong người không khỏe. Sinh hoạt điều độ là việc làm cần thiết với người mắc bệnh rối loạn tiền đình. Vì thế bạn nên ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, không bỏ bữa và tránh thức khuya để không làm cơ thể kiệt sức, gây ra các tình trạng buồn nôn, chóng mặt và mất nhận thức.

2. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh – Cách điều trị rối loạn tiền đình bạn phải biết

Theo các nhà khoa học khuyến cáo, người mắc bệnh rối loạn tiền đình nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu axit folic, chất xơ và các loại vitamin thiết yếu hàng ngày cho cơ thể. Thực phẩm giàu axit folic góp phần tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiền đình của người bệnh bao gồm rau chân vịt, nước cam, bánh mì, đậu trắng, lạc. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại rau có màu xanh đậm và hoa quả tươi giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Những Vitamin như B6, C, D hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh, giảm bớt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và khắc phục tình trạng xơ cứng tai thường gặp ở bệnh nhân rối loạn tiền đình.

Xem thêm: 10 lợi ích tuyệt vời của giấc ngủ ngon quan trọng với sức khoẻ

3. Ấn huyệt và xoa bóp – Giảm những triệu chứng rối loạn tiền đình

Phương pháp day ấn huyệt và xoa bóp sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ và giúp lưu thông máu. Khi thực hiện phương pháp day ấn huyệt và xoa bóp, người bệnh nên nằm thẳng trên giường và thẳng đầu. Bạn thực hiện theo những động tác như xoa bóp và bấm huyệt vùng trán, vùng đầu, ổ mắt và vùng tai để giúp điều trị rối loạn tiền đình.
Khi thực hiện các bài tập ấn huyệt và xoa bóp, bạn nên thực hiện mỗi động tác khoảng 20 – 30 lần, miết và giữ chặt tay trong khi thực hiện sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Tổng thời gian thực hiện các bước trên chỉ mất khoảng 5 – 10 phút, tuy nhiên sẽ giúp người bệnh tỉnh táo và thoải mái hơn.

4. Thực hiện bài tập vẩy tay – Cải thiện bệnh rối loạn tiền đình với bài tập đơn giản dễ làm

Bài tập vẩy tay có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, lọc khí và thải độc cơ thể, có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình được rất nhiều người yêu thích tập luyện. Bạn nên tập động tác này 2 lần 1 ngày vào những lúc bụng no. Khi mới tập, bạn bắt đầu từ mỗi lần vài trăm cái, cho đến khi quen dần bạn có thể tăng số lần lên với tần suất 1.800 – 2.000 lần mỗi 30 phút tập. Khi tập, bạn nên chọn những nơi yên tĩnh, giữ cho người thư giãn, thả lỏng cơ thể, tâm hồn thoải mái và đầu óc thư thái.

Xem thêm: Top 9 cách chăm sóc mắt sáng khoẻ đơn giản

5. Ngâm chân bằng nước nóng hoặc thảo dược – Thói quen tốt người bệnh rối loạn tiền đình nên làm hàng ngày

Chân là một bộ phận có chứa nhiều huyệt đạo nhất. Vì thế, nếu như bạn có thể ngâm chân trong khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng cường chất lượng giấc ngủ mỗi đêm, và đây là cách chữa bệnh tiền đình tương đối hiệu quả. Không những vậy, ngâm chân còn giúp bạn ngăn ngừa cục máu đông, điều chỉnh khí huyết, thải độc cơ thể, khử mùi hôi chân và tránh bệnh tật. Bạn dùng một số hương liệu như trà xanh, gừng, sả trong nước ấm khoảng 45 độ. Cách này không những tốt cho người bệnh rối loạn tiền đình mà còn giúp người khỏe mạnh có được giấc ngủ ngon và tinh thần thư thái.

Rối loạn tiền đình là một bệnh lý phổ biến ngày nay, do áp lực công việc, học tập, lối sống kém lành mạnh mà tỉ lệ người trẻ mắc bệnh này ngày càng tăng cao. Người mắc bệnh rối loạn tiền đình thường dễ chóng mặt, đứng lên ngồi xuống mất thăng bằng. Triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, với những chia sẻ của Blog Sống Khỏe phía trên một phần nào đó giúp bạn bổ sung được kiến thức về căn bệnh nguy hiểm này qua đó có thể phát hiện bệnh sớm đồng thời chữa trị rối loạn tiền đình hiệu quả.

 

 

Thân Trần

View all posts