Rau càng cua là một cái tên nghe khá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên đây lại là loại rau quen thuộc được sử dụng trong nấu ăn chưa kể rau càng cua còn có tác dụng rất lớn trong việc phòng và chữa bệnh cho con người. Để biết rau càng cua có tác dụng gì? và những lưu ý khi sử dụng cây càng cua thì ngay bây giờ các bạn hãy cùng Blog Sống Khỏe tìm hiểu nhé!

#BlogSongKhoe #Raucangcuachuabenh
Xem thêm: Rau càng cua có tác dụng gì, những lưu ý khi sử dụng rau càng cua

1. Rau càng cua là gì?

Rau càng cua có tên tiếng anh là Peperomia pellucida, họ hồ tiêu. Cây thường mọc hoang dại, đặc biệt có nhiều ở khu vực có khí hậu nhiệt đới. Rau càng cua thấp, có chiều cao khoảng từ 20 – 40 cm, thân có tính nhớt, lá nhỏ có hình dạng trái tim.
Ở việt nam, rau càng cua còn được gọi với những cái tên khác như thích châm thảo, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo.

2. Thành phần dinh dưỡng của rau càng cua

Về thành phần dinh dưỡng rau càng cua chủ yếu 92% nước, do đó ăn loại rau này rất mát, có tác dụng thanh nhiệt. 8% thành phần còn lại là các vitamin và khoáng chất. Trong 100g rau càng cua có 277mg kali, 224mg canxi, 62mg magiê, 5,2mg vitamin C. Ăn 100g rau càng cua nghĩa là cơ thể đã được cung cấp 24 calori.

3. Những tác dụng của rau càng cua đến sức khỏe con người

3.1. Tác dụng chống viêm của rau càng cua

Theo đông y, rau càng cua vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt huyết, tan máu ứ. Do đó, loại rau này được sử dụng như một loại thuốc thường dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét và chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau.

3.2. Sử dụng rau càng cua để chữa bệnh ngoài da

Rau càng cua ngoài việc lấy nước để giải khát thì nó còn có tác dụng trị bệnh ngoài da. Những căn bệnh như ghẻ lở bạn chỉ cần giã nát rau, vắt lấy nước, bổ sung chút muối và chấm vào vết thương là da sẽ mau lành, liền miệng. Rau càng cua có tác dụng này là nhờ vào đặc tính sinh tân, giải nhiệt, nhiều chất bổ, vị chua và mọng nước.

3.3. Rau càng cua có tác dụng trong việc chống lại oxy hóa

Rau càng cua còn có khả năng thu gom và tiêu hủy các gốc tự do có hại cho cơ thể. Ngoài ra, chất beta caroten trong loại rau này còn là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào.

Xem thêm: Những tác hại của nắng nóng với sức khoẻ, mùa hè cần cẩn thận

3.4. Ăn rau càng cua tốt cho tiêu hoá

Những bác sĩ Đông Y khuyên rằng, nước sắc từ rau càng cua được dùng để chữa các vết loét dạ dày. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra tác dụng tích cực của chiết xuất rau càng cua trong việc chữa lành các tổn thương niêm mạc dạ dày. Bên cạnh đó, rau càng cua còn được sử dụng để điều trị các bệnh về đường ruột và các bệnh về đường tiêu hoá.

3.5. Ăn rau càng cua phòng ngừa ung thư

Rau càng cua có chứa hàm lượng Peperomin E cao, mà chất này lại có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong chiết xuất rau càng cua cũng giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống lại các mầm bệnh, vi khuẩn từ bên ngoài.
Bổ sung rau càng cua vào bữa ăn hàng ngày cũng là một cách hữu hiệu để ức chế tác hại xấu của các gốc tự do DPPH trong cơ thể.

3.6. Rau càng cua có tác dụng nâng cao sức khỏe tim mạch

Rau càng cua rất tốt cho tim mạch bởi thành phần của loại cây này có chứa các chất kali, magie tốt cho tim mạch và huyết áp. Các khoáng chất có trong rau càng cua có khả năng giảm thiểu lượng cholesterol trong máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ và cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp…. Mặc dù thuốc sắc từ rau càng cua tốt cho tim mạch và huyết áp, tuy nhiên khi sử dụng bạn cần chú ý đến liều lượng để đảm bảo sức khoẻ nhé.

Xem thêm: 10 lợi ích tuyệt vời của giấc ngủ ngon quan trọng với sức khoẻ

4. Ăn nhiều rau càng cua có hại không? Ai không được ăn rau càng cua

Rau càng cua là loại thảo dược lành tính vì vậy không đem lại tác dụng phụ đáng kể nào nếu như sử dụng điều độ. Nếu ăn rau càng cua thường xuyên trong thời gian dài để hỗ trợ điều trị bệnh lý, bạn vẫn cần lưu ý tới liều lượng sử dụng để không mang lại tác dụng phụ đối với sức khỏe.
Nếu ăn quá nhiều rau càng cua hoặc ăn rau càng cua quá thường xuyên có thể dẫn đến 1 số tác dụng phụ như: Ảnh hưởng xấu đến đường tiêu hóa, gây táo bón hoặc xuất huyết tiêu hóa. Mùi rau càng cua có thể gây kích ứng ở những người hay bị dị ứng, người mắc bệnh hen suyễn,…
Ngoài ra rau càng cua còn có tác dụng lợi tiểu nên có thể khiến người già hoặc trẻ em khó ngủ, đi tiểu đêm thường xuyên… Bên cạnh đó, những người không nên ăn rau càng cua như phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân chuẩn bị hoặc đang trong quá trình điều trị thuốc hoặc phẫu thuật, …, nên tránh việc sử dụng rau càng cua dưới bất kì hình thức nào để đảm bảo sức khỏe.

Xem thêm: 5 lưu ý phòng dịch ở nhà để an toàn hơn

Rau cang cua ban đầu là một cái tên xa lạ trong lĩnh vực thực phẩm và sức khỏe, nhưng giờ đây rau càng cua đã dần dần đã trở thành một phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Để tận dụng được tốt những tác dụng của rau càng cua , hãy sử dụng những thông tin mà Blog Sống Khỏe chia sẻ phía trên một cách khoa học và tham khảo thêm lời khuyên từ các chuyên gia nếu cần các bạn nhé!

 

 

 

Thân Trần

View all posts