Bệnh trĩ là một vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng lại ít người dám thẳng thắn đề cập đến. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng bệnh trĩ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt với nhịp sống hiện đại, ngày càng nhiều trường hợp mắc bệnh trĩ, đe dọa đến sức khỏe cũng như sự tự tin của hàng triệu người. Vì vậy trong video ngày hôm nay, Blog Sống Khỏe sẽ chỉ ra những thói quen xấu gây bệnh trĩ mà bạn cần phải tránh ngay.

Đồng thời trong video này, Blog Sống Khỏe cũng sẽ mang tới bạn những thông tin về bệnh trĩ của những nội dung sau:

  • Bệnh trĩ là gì
  • Tác hại của bệnh trĩ
  • Những thói quen xấu gây bệnh trĩ
  • Cách phòng ngừa và hạn chế mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là một tình trạng sức khỏe liên quan đến tĩnh mạch và cụ thể là hệ thống mạch máu phức tạp, bao gồm các thành phần từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch cho đến cơ trơn và mô liên kết, tạo nên lớp biểu mô bình thường bao quanh ống hậu môn. Trạng thái của bệnh trĩ thường bắt đầu với sự rối loạn trong lớp tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm, được hỗ trợ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Liên tục tạo áp lực cao, chẳng hạn như khi rặn mạnh khi đi cầu hoặc xuất hiện tình trạng ứ máu, có thể dẫn đến việc phình giãn của các mạch máu và hình thành các búi trĩ bên trong ống hậu môn. Theo thời gian, đặc biệt khi tuổi tác gia tăng, cấu trúc mô liên kết nâng đỡ bắt đầu suy yếu, dẫn đến việc các búi trĩ dần tụt ra khỏi lỗ hậu môn, gây ra hiện tượng trĩ nội sa.

Bệnh trĩ không chỉ gây ra sự khó chịu về mặt vật lý mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Do đó, việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cho bệnh trĩ là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe và tránh những tác động tiêu cực của nó. Để bạn dễ hình dung hơn về những loại tác động tiêu cực này, sau đây sẽ là

Tác hại của bệnh trĩ

–       Chảy máu: Tình trạng chảy máu hậu môn trong quá trình đi nặng thường là triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất ở người mắc bệnh trĩ. Ban đầu, bạn có thể sẽ thấy một lượng máu nhỏ trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Sau đó, máu có thể thậm chí chảy thành giọt hoặc tia và ngay cả khi bạn đang ngồi.

–       Ngứa và châm chích: Do dịch nhầy từ niêm mạc ống hậu môn bài tiết, vùng hậu môn của người bệnh nhân mắc trĩ có thể trở nên ngứa hoặc châm chích, gây khó chịu và không thoải mái.

–       Đau hoặc khó chịu: Triệu chứng đau có thể dao động từ không đáng kể đến rất đau, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt hậu môn.

–       Sưng và nhô thịt gần hậu môn:Vùng xung quanh hậu môn có thể sưng phình và có thể xuất hiện một khối nhỏ, thường là huyết khối tại búi trĩ.

–       Trĩ ngoại: Trĩ ngoại thường gây ra khó chịu lớn, do vùng da trên búi trĩ bị kích thích và thậm chí nó có thể gây hiện tượng loét ở bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Ngoài ra, các cục máu đông bên trong búi trĩ ngoại cũng là nguyên nhân gây ra đau đơn nghiêm trọng ở người bệnh.

–       Trĩ nội: Trĩ nội thường không gây ra đau, ngay cả khi chúng xuất huyết. Máu thường đi kèm với phân trong lúc người bệnh đi nặng, và búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được từ bên ngoài.

Biến chứng của bệnh trĩ mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng bệnh trĩ thì vẫn có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

–       Thiếu máu: Mất máu mạn tính qua búi trĩ có thể dẫn đến thiếu máu, khi cơ thể không có đủ hồng cầu để cung cấp oxi cho các tế bào.

–       Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ có thể bị sa và bị mắc kẹt, gây tắc mạch máu cung cấp cho búi trĩ, dẫn đến đau và khó chịu.

–       Tắc mạch: nhiều cục máu đông có thể hình thành bên trong mạch máu của búi trĩ, gây tắc mạch tạo ra cảm giác đau rát ở người bệnh.

–       Viêm nhiễm: Vùng da quanh hậu môn của người mắc bệnh trĩ có thể bị viêm nhiễm, gây ra triệu chứng ngứa, đau và nóng rát.

Những thói quen xấu gây bệnh trĩ

Những thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày tưởng trừng như vô hại nhưng chúng lại có thể đóng vai trò lớn làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ở nhiều người. Sau đây sẽ là một số thói quen gây ảnh hưởng đến sức khỏe tĩnh mạch ở vùng hậu môn tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ:

  1.   Lười vận động

Một thói quen sinh hoạt thiếu sự vận động có thể là nguyên nhân của tình trạng lưu thông máu chậm, dẫn đến áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn và gây ra bệnh trĩ. Để tránh điều này, bạn hãy cố gắng duy trì một thói quen vận động thường xuyên để cải thiện quá trình tuần hoàn máu và duy trì sức khỏe tổng thể nhé.

  1.   Căng thẳng

Căng thẳng có thể là thói quen xấu gây bệnh trĩ tiếp theo làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và quá trình co bóp cơ vùng hậu môn, gây áp lực lên các tĩnh mạch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Để giảm nguy cơ bị trĩ cũng như giữ cho tinh thần được thoải mái, bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật quản lý stress như thiền, tập thể dục và đi du lịch…

  1.   Uống ít nước

Thiếu nước thì có thể gây ra tình trạng táo bón và từ đó làm tăng áp lực lên hậu môn bởi bạn cần phải rặn mạnh trong quá trình đi cầu. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn duy trì đủ lượng nước cần thiết hàng ngày để hỗ trợ quá trình tiêu hóa và tránh tình trạng táo bón gây bệnh trĩ bạn nhé.

  1.   Ăn không đủ chất xơ

Chất xơ thì quá nổi tiếng trong việc hỗ trợ duy trì quá trình tiêu hóa tốt và ngăn ngừa táo bón.  Và một chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả và ngũ cốc nguyên hạt thì sẽ giúp cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ đó bạn.

  1.   Đứng/ngồi quá lâu

Đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài thì có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Vì vậy hãy thường xuyên thay đổi tư thế và tập thể dục nhẹ để duy trì tuần hoàn máu hoạt động một cách tốt nhất bạn nhé.

  1.   Làm việc nặng thường xuyên

Công việc nặng hoặc quá căng thẳng thì có thể gây áp lực lớn lên vùng ổ bụng và hậu môn, ảnh hưởng đến cơ tĩnh mạch.

Cách phòng ngừa và hạn chế mắc bệnh trĩ

Để ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ, có những thói quen và biện pháp phòng ngừa hữu ích mà bạn có thể thực hiện như sau:

  1.   Áp dụng chế độ ăn uống giàu chất xơ

Việc thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp làm mềm phân, tăng khối lượng phân và hỗ trợ quá trình tiêu hóa của bạn được dễ dàng, hạn chế xuất hiện tình trạng mắc bệnh trĩ.

  1.   Uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày

Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp làm mềm phân và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Vì vậy, hãy cố gắng uống ít nhất 2 lít nước lọc hoặc các thức uống khác hàng ngày để phòng ngừa bệnh trĩ bạn nhé.

  1.   Sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ (nếu cần thiết)

Nếu chế độ ăn uống không đảm bảo đủ lượng chất xơ, bạn có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm bổ sung chất xơ để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa được hoạt động một cách trơn chu. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc điều trị khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những loại thực phẩm chức năng này nhé

  1.   Hạn chế rặn mạnh khi đi cầu

Rặn mạnh khi đi cầu có thể tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng hậu môn, gây ra sưng và chảy máu. Vì vậy, hãy đi vệ sinh ngay khi có cảm giác mắc cầu và hạn chế nhất có thể việc tạo áp lực quá mạnh khi đi cầu bạn nha.

  1.   Tập thể dục đều đặn

Duy trì lịch tập thể dục thường xuyên cũng sẽ là một cách tốt để phòng ngừa bệnh trĩ vì nó giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ.

  1.   Tránh ngồi lâu

Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể tạo áp lực lên vùng hậu môn. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên phải ngồi lâu, hãy tạo cho mình khoảng nghỉ và đứng lên đi lại để hạn chế áp lực lên hậu môn nhé.

  1.   Duy trì cân nặng lý tưởng

Béo phì cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Do vậy, việc duy trì cân nặng lý tưởng thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh trĩ.

  1.   Chăm sóc vệ sinh cá nhân đúng cách

Sử dụng giấy vệ sinh mềm mại sau khi đi cầu và tránh lau vùng hậu môn một cách mạnh mẽ để tránh tác động tiêu cực lên niêm mạc vùng hậu môn gây bệnh trĩ bạn nha.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh trĩ và những thói quen xấu gây bệnh trĩ bạn cần tránh. Hãy nhớ rằng, việc duy trì lối sống lành mạnh và chăm sóc sức khỏe tổng quát sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ và cải thiện chất lượng cuộc sống đó nha. Hy vọng những thông tin trong video ngày hôm nay sẽ giúp bạn có được biện pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện một cách tốt nhất. Nếu bạn cũng quan tâm đến những loại bệnh khác, đừng quên tham khảo video mà Blog Sống Khỏe có đính kèm ở phần mô tả nhé. Nếu thích video này, đừng quên để lại 1 like, share, đăng ký và nhấn chuông để có thể tiếp tục đón xem những video mới của Blog Sống Khỏe một cách nhanh nhất nhé

 

 

Thân Trần

View all posts