Chế độ sinh hoạt cho người mắc bệnh gout có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh. Do đó, để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm do bệnh gout gây ra, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chế độ sinh hoạt cũng như dinh dưỡng được khuyến cáo. Để biết đó là những chế độ sinh hoạt như nào, thì ngay bây giờ bạn hãy cùng với Blog Sống Khỏe tìm hiểu ngay nhé!
#BlogSongKhoe #Caithienbenhgout
Xem thêm: Người bệnh GOUT nên làm gì để cải thiện bệnh?

1. Duy trì cân nặng hợp lý – Chế độ sinh hoạt cho người mắc bệnh gout cực kì lành mạnh

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguyên nhân của bệnh gout đó là lượng acid uric trong cơ thể lớn và đáng chú ý hơn cả đó là nó còn tỉ lệ thuận với chỉ số cân nặng. Với những người mắc bệnh gout đồng thời béo phì, khi giảm được trọng lượng cơ thể thì lượng acid uric trong máu cũng giảm. Bởi vậy, những người mắc bệnh gout cũng rất dễ mắc thêm béo phì, chưa kể béo phì cũng kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do vậy, khi bạn duy trì được cân nặng hợp lý, điều đó giúp giảm cân nếu thừa cân để giảm lượng acid uric trong máu và “cứu” các khớp khỏi quá tải bởi sức nặng của cơ thể.

2. Tích cực rèn luyện thể dục, thể thao – Thói quen tốt cho người bệnh gout

Rèn luyện thể dục, thể thao không chỉ là thói quen tốt cho người bệnh gout mà đây còn là thói quen tốt mà mỗi người nên rèn luyện thường xuyên. Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng độ dẻo dai của xương khớp và cải thiện sức khỏe. Bạn có thể chơi các môn thể thao phù hợp với thể trạng sức khỏe, tập yoga hay tập các động tác thể dục nhẹ nhàng. Vận động cơ thể sẽ giúp máu huyết trong cơ thể lưu thông tốt hơn, thận hoạt động hiệu quả hơn để đào thải acid uric ra ngoài. Bên cạnh đó làm dịch khớp tiết ra nhiều hơn để bôi trơn khớp sẽ giúp giảm sưng đau hiệu quả. Tuy nhiên Bạn cũng cần lưu ý không tập luyện quá sức dẫn đến chấn thương xương khớp.

3. Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái – Chế độ sinh hoạt cho người bệnh gout đặc biệt quan trọng

Người mắc bệnh gout muốn có sức khỏe tốt đồng thời cải thiện được căn bệnh của mình thì có đước chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc là thực sự quan trọng. Người bị mắc bệnh gout cũng cần phải tránh các yếu tố tâm lý như căng thẳng, lo âu, suy nghĩ nhiều… vì có thể gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Ngoài ra, bệnh gout còn liên quan mật thiết với các bệnh như tim mạch, bệnh thận mạn tính, đái tháo đường… Nên hãy kiểm soát tốt các bệnh lý này để có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gout.

Xem thêm: 10 Dấu hiệu bệnh GOUT bạn phải kiểm tra ngay

4. Duy trì thói quen ngâm chân bằng nước muối – Thói quen tốt người bệnh gout nên làm hàng ngày

Trước khi đi ngủ nếu bạn ngâm chân bằng nước ấm sẽ cảm thấy khoan khoái, dễ chịu và ngủ ngon hơn. Người bệnh gút trước khi đi ngủ nếu ngâm chân bằng nước muối sẽ giúp loại bỏ đi các cảm giác đau nhức, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và loại bỏ độc tố. Lưu ý rằng, việc ngâm chân bằng nước muối người mắc bệnh gout nên làm thường xuyên tuy nhiên không nên dùng nước quá nóng và không nên ngâm lúc đang bị viêm cấp. Chế độ sinh hoạt lành mạnh là rất tốt cho người bệnh gout, tuy nhiên như vậy là chưa đủ. Vì vậy người bệnh gout nên biết những chế độ ăn của mình, nếu không muốn căn bệnh trở nên nguy hiểm hơn.

5. Ăn nhiều rau xanh – Thực phẩm người bệnh gout nên sử dụng

Một nguyên nhân không nhỏ gây nên bệnh gút đó chính là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Một chế độ dinh dưỡng có thể sẽ khiến cho tình trạng bệnh lý thuyên giảm đi hoặc trầm trọng hơn. Ăn nhiều rau xanh có tác dụng rất tốt cho việc đào thải các acid uric ra bên ngoài cơ thể. Bạn nên ăn những loại thực phẩm tốt có màu xanh đậm đặc biệt là rau cải. Rau cải có thể nấu thành canh để ăn hoặc cũng có thể đun thành nước để uống.

6. Uống nhiều nước – Thức uống dành cho người bệnh gout

Người mắc bệnh gout hãy đảm bảo không uống dưới 2 lít nước mỗi ngày, bởi việc này giúp việc đào thải acid uric trơn tru, tránh kết tủa muối urat trong cơ thể. Nước khoáng kiềm là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Trong khi đó, nước ngọt và nước có ga cần đưa vào danh sách hạn chế. Với người đã bị gout, việc vắt thêm quả chanh tươi vào nước uống mỗi ngày sẽ làm giảm axit uric, giúp giảm đau cho người bệnh. Tuy nhiên không phải nước nào nạp vào cơ thể cũng tốt, người mắc bệnh gout nên hạn chế đồ uống có gas, nước uống ngọt nhiều đường. Bởi vì đồ uống có ga, nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ béo phì. Đây một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gout.

7. Tích cực bổ sung vitamin C – Dưỡng chất tốt cho người bệnh gout

Đối với những người mắc bệnh gout thì dưỡng chất này cực kì cần thiết dành cho họ bởi vitamin C có tác dụng chống sưng viêm vô cùng hiệu quả. Do vậy, trong chế độ ăn uống hàng ngày người mắc bệnh gút nên tăng cường các loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như nhóm họ có múi: cam, chanh, bưởi…Không chỉ vậy,vitamin C còn đẩy mạnh quá trình chống oxy hóa cũng như thoái hóa khớp.
Xem thêm: 11 nguyên nhân phổ biến gây nên VIÊM ĐA KHỚP

Những lưu ý nhỏ dành cho những người mắc bệnh gout đó là khi bệnh chuyển sang mãn tính cần có chế độ tập luyện thường xuyên, kết hợp với vật lý trị liệu và phục hồi chức năng để tránh teo cơ, cứng khớp và hạn chế biến dạng khớp.
Với người mắc bệnh gout, một chế độ dinh dưỡng hợp lý và thói quen sinh hoạt khoa học chắc chắn sẽ giúp bạn có được quá trình điều trị bệnh gút nhanh chóng và hiệu quả. Bạn chỉ cần có sự kiên trì, nỗ lực và phương pháp đúng thì chắc chắn sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Thân Trần

View all posts