Lá lốt là loại thực phẩm quen thuộc được nhiều người Việt sử dụng trong bữa ăn hàng ngày. Lá lốt ăn rất ngon nhưng bạn có biết đến công dụng trị bệnh của lá lốt không. Đừng xem thường loại lá bình dân và phổ biến này nhé. #BlogSốngKhoẻ sẽ liệt kê 1 số công dụng trị bệnh của lá lốt được nhiều người kiểm chứng.

– Đặc điểm nhận dạng lá lốt

Cây lá lốt mọc rất nhiều ở khu vực nhiệt đới, Việt Nam cũng nằm trong số đó. Đặc điểm nhận dạng của cây lá lốt bạn sẽ thấy dễ nhất là chiều cao cây lá lốt cao khoảng 30–40 cm, cây non mọc thẳng, khi cây lớn thì thường mọc trườn trên mặt đất. Lá lốt có kiểu lá đơn, lá lốt mang mùi thơm đặc trưng và thường mọc so le. Hình dáng lá lốt theo hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá; cuống lá có bẹ.

Xem thêm: Cây cỏ cực trị bệnh gì? Top 10 công dụng trị bệnh của cây cỏ mực

– Dược tính của lá lốt như thế nào?

Lá lốt là nguyên liệu quen thuộc trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền của Việt Nam. Đặc điểm của lá lốt hơi cay, có vị nồng, tính ấm, nên phát huy tác dụng làm ấm bụng, trừ lạnh và giảm đau, nhất là đối với những ai hay khó tiêu. Ngoài ra công dụng của lá lốt thường dùng để chữa đau nhức xương khớp, ra mồ hôi tay chân, mụn nhọt,… Trong  y học hiện đại, tác dụng của lá lốt giúp kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt.

Top 10 tác dụng tuyệt vời của cây sả đối với cơ thể

– Công dụng trị bệnh của lá lốt

Nhờ vào tính ấm của mình nên lá lốt có nhiều công dụng trị bệnh hay mà nhiều người chưa biết. #BlogSốngKhoẻ sẽ bật mí 1 số bài thuốc hay từ lá lốt để các bạn tham khảo nhé!

1/ Lá lốt trị đau bụng

Lá lốt có tính ấm nên thường được sử dụng để trị đau bụng do tiêu hóa kém hiệu quả. Bạn có thể áp dụng cách trị đau bụng từ lá lốt như sau:

  • Rửa sạch 20g lá lốt tươi, nấu với 300ml nước
  • Đun đến khi còn 100ml thì tắt bếp để nguội
  • Chia thành 2 phần uống 2 lần trong ngày đến khi hết đau bụng

2/ Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt

Lá lốt trị tổ đĩa rất hay mà nhanh, bạn có thể ngâm tay hoặc dùng bã để chà xát nhẹ lên vùng da bị tổ đỉa sẽ trị được nhanh hơn.

  • Rửa sạch 30g lá lốt, giã nát rồi vắt lấy nước cốt uống hết trong ngày.
  • Phần bã nấu sôi cùng 3 chén nước rồi ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa
  • Phần bã còn lại thì đắp lên vùng da cần chữa.
  • Kiên trì thực hiện 2 lần/ngày trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Xem thêm: Cây thù lù trị bệnh gì? Top 6 bài thuốc hay từ cây thù lù

3/ Lá lốt trị đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Để giảm bớt những cơn đau và sưng cứng khớp do viêm khớp thì lá lốt là cách trị bệnh hiệu quả.

  • Nấu 30g lá lốt tươi cùng 2 bát nước đến khi sắc lại còn nửa bát thì tắt bếp
  • Uống sau bữa tối trong 10 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

4/ Chữa sưng đau ở đầu gối từ lá lốt

Ngâm chân bằng lá lốt là phương pháp điều trị đau khớp gối rất đơn giãn và hiệu quả. Ngoài ra cũng còn cách trị đau đầu gối bằng lá lốt như sau:

  • Giã nát 20g ngải cứu, 20g lá lốt
  • Chưng với giấm rồi đắp lên vùng đầu gối bị sưng đau
  • Đắp 10 ngày liên tục sẽ thấy đầu gối bớt đau hẳn

Công dụng trị bệnh của nghệ, nghệ chữa được bệnh gì hay nhất?

5/ Lá lốt trị ra mồ hôi tay chân nhiều

  • Thái nhỏ 30g lá lốt đem sao vàng rồi hạ thổ
  • Sắc cùng 3 bát nước cho đến khi còn 1 bát thì tắt bếp.
  • Chia phần nước thành 2 phần uống trong ngày.
  • Duy trì 1 tuần nghỉ 4 ngày sau đó tiếp tục uống 1 tuần nghỉ 4 ngày.

6/ Lá lốt trị mụn nhọt

Ngoài là rau ăn lá, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh trong đó lá lốt trị mụn nhọt rất hay.

  • Cần 15g lá lốt, 15g lá ráy, 15g cây chanh, 15g lá chanh, 15g lá tía tô.
  • Cây chanh bỏ vỏ bên ngoài, phơi khô rồi giã nhỏ để rắc lên tổn thương trên da.
  • Các nguyên liệu còn lại thì rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp lên vùng da bị mụn nhọt
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần, sau khoảng 3 ngày thì sẽ khỏi.

Xem thêm: Bài thuốc hay từ cây xấu hổ, sử dụng cây xấu hổ chữa bệnh như thế nào?

7/ Lá lốt trị viêm nhiễm âm đạo

Lá lốt có công dụng chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau nên sẽ diệt các vi khuẩn gây bệnh phụ khoa.

  • Cần 50g lá lốt, 40g nghệ, 20g phèn chua
  • Nấu trong khoảng 20 phút cho các tinh chất tan trong nước.
  • Khi nước còn ấm dùng để ngâm rửa âm đạo.

8/ Công dụng của lá lốt trị viêm tinh hoàn

Bệnh viêm tinh hoàn xảy ra chủ yếu do vi khuẩn tấn công khi quan hệ nên dùng lá lốt để trị viêm tinh hoàn cũng hiệu quả.

  • Cần 12g lá lốt, 12g lệ chi, 12g bạch truật, 10g bạch linh, 10g trần bì, 6g phòng sâm, 21g sinh khương, 5g hoàn kỳ, 6g sơn thù, 4g cam thảo.
  • Nấu với 600ml nước nấu khi còn 200ml thì tắt bếp.
  • Chia ra uống hết trong ngày.

Trị bệnh viêm xoang – tổng hợp 10 cách trị dứt điểm đơn giản tại nhà

9/ Công dụng trị phù thũng của lá lốt

Muốn trị phù thũng từ lá lốt bạn phải kiên trì uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm, nên uống trong 3-5 ngày để phát huy tác dụng

  • Cần  20g lá lốt, 10g cà gai leo, 10g rễ tầm gai, 10g lá đa lông, 10g mã đề, 10g rễ mỏ quạ.
  • Nấu cùng 500ml nước cho đến khi còn 150ml thì tắt bếp.
  • Uống hết trong ngày.

10/ Lá lốt trị viêm xoang

Nhờ có những thành phần kháng sinh đặc biệt mà lá lốt trị viêm xoang vô cùng hiệu quả.

  • Vò nát 1 nắm lá lốt
  • Nhét lá lốt vào mũi cho tinh chất tác động được vào các xoang.
  • Nên thực hiện hằng ngày để phát huy tác dụng.

Lá lốt là loại thực phẩm bổ dưỡng và có hương vị rất ngon nên thường được chế biến thành nhiều món ăn. Chính vì thế nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe như trên thì có thể dùng lá lốt để trị bệnh nhé.

blogsongkhoe

View all posts