Đột quỵ là một trong những biến chứng gây tỉ lệ tử vong và sẽ rất nguy hiểm nếu như không được xử lý kịp thời. Từ đó, mà việc sơ cứu đột quỵ tại nhà đúng cách là một việc rất quan trọng. Sau đây hãy cùng Blog Sống Khỏe hướng dẫn cách sơ cứu khi bị đột quỵ tại nhà an toàn trong bài viết dưới đấy nhé!

Đột quỵ là gì?

Như các bạn đã biết, đột quỵ là một căn bệnh cấp tính, thường xảy ra khi xuất hiện hiện tượng vỡ mạch máu não hoặc tắc mạch khiến dòng máu lên não bị không tuần hoàn được. Các tế bào trong não sẽ nhanh chóng bị ngừng hoạt động nếu không can thiệp kịp thời khiến cho người bệnh phải đối mặt với di chứng tàn tật hoặc thậm chí là dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây ra đột quỵ

Dưới đây là một số những nguyên nhân gây ra đột quỵ phổ biến nhất hiện nay:

• Tăng huyết áp đột ngột: Đây là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến đột quỵ. Tăng huyết áp sẽ làm tăng áp lực của máu lên thành động mạch và tăng nguy cơ vỡ mạch. Với những người có huyết áp ở mức 140/90 hoặc cao hơn thì cần phải được điều trị.

• Bệnh tim: Bao gồm sự khiếm khuyết của van tim hoặc nhịp tim không đều. Trong số các ca đột quỵ ở người cao tuổi, thì chiếm khoảng 1 / 4 số đó xuất phát từ các bệnh liên quan đến tim.

• Bệnh đái tháo đường: Đối với người mắc bệnh đái tháo đường thường hay đi kèm với tăng huyết áp, béo phì và đây cũng là nguyên nhân gây ra đột quỵ.

• Bệnh hồng cầu hình liềm: Gây hẹp và tắc động mạch dẫn đến giảm lượng máu cung cấp cho não gây ra đột quỵ.

• Vấn đề tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với những người từ 55 tuổi trở lên có khả năng mắc đột quỵ cao hơn so với các nhóm tuổi khác.

• Về giới tính: Thông thường nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.

• Tiền sử gia đình: Đối với người có người thân trong gia đình từng tiền sử bị đột quỵ thì nguy cơ bị đột quỵ thường sẽ cao hơn người bình thường.

Cách sơ cứu khi đột quỵ tại nhà

Đột quỵ có thể khiến người bệnh mất thăng bằng hoặc thậm chí bất tỉnh. Dưới đây là cách sơ cứu khi bạn hoặc người thân của bạn bị đột quỵ tại nhà:

• Hãy nhờ người khác gọi sự trợ giúp hoặc tự bản thân gọi điện thoại cấp cứu 115.

• Trong thời gian chờ xe cấp cứu đến, thì bạn để phần đầu và lưng của người bệnh nằm nghiêng ở góc 45 độ so với cơ thể để phòng tránh bị sặc đường thở.

• Nếu người bệnh cảm thấy khó thở, hãy nới lỏng quần áo, phụ kiện bó sát như: cà vạt, khăn cổ, thắt lưng… để người bệnh dễ thở hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh bị ngừng tim thì tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

• Dùng khăn tay quấn vào ngón tay trỏ và lấy sạch đờm, dãi trong miệng của người bệnh. Trong trường hợp người bệnh bị co giật, thì phải lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải để ngáng ngang miệng không cho người bệnh cắn vào lưỡi.

• Đắp chăn giữ ấm cơ thể người bệnh. Nếu người bệnh có những biểu hiện yếu ở tay chân, thì cần nhờ nhiều người hỗ trợ di chuyển người bệnh.

• Ghi chú lại thời điểm người bệnh có những biểu hiện đột quỵ bất thường.

• Ghi chú lại những loại thuốc mà người bệnh đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có.

Cách ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

• Ăn uống lành mạnh: việc có được một chế độ ăn uống nhiều chất xơ và đồ tươi sống, hạn chế muối, chất béo… sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ đấy.

• Cần tránh hút thuốc lá: bởi vì hút thuốc lá làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch là một trong những nguy cơ thúc đẩy quá trình bệnh đột quy trở nên mạnh mẽ hơn.

• Tập thể dục, thể thao hằng ngày: việc bạn tập thể dục thể thao hằng ngày sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, nhằm giúp cải thiện được giấc ngủ và giảm lượng cholesterol xấu, làm tăng tuần hoàn máu, giảm các yếu tố nguy cơ như: béo phì, huyết áp cao,… Từ đó, làm giảm nguy cơ đột quỵ và khiến bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn.

• Duy trì, kiểm soát huyết áp luôn ổn định: việc huyết áp cao có thể làm hỏng động mạch trong khoảng thời gian dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến đột quỵ. Do đó, bạn cần phải kiểm tra huyết áp của bản thân thường xuyên.

• Hạn chế uống rượu, bia: việc sử dụng rượu bia sẽ làm tăng huyết áp, góp phần gây nên đột quỵ.

• Quản lý tốt bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ huyết áp cao, béo phì và cholesterol cao,…Vậy nên bạn cần phải kiểm tra, theo dõi đường máu thường xuyên và khám sức khỏe định kỳ nhé.

• Tránh căng thẳng và stress: việc căng thẳng, stress kéo dài có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ Do đó, bạn hãy kiểm soát tốt căng thẳng, stress nếu trường hợp có thể xảy ra.

 

Trên đây là hướng dẫn cách sơ cứu khi bị đột quỵ tại nhà mà Blog Sống Khỏe giới thiệu cho bạn. Mong rằng thông tin trên giúp bạn có thêm được những kinh nghiệm để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình nhé.

Thân Trần

View all posts