Nếu một bạn nhỏ thường xuyên nháy mắt, tặc lưỡi, vung tay, giật lắc người hay có những hành động bất thường không tự chủ khác, rất có thể đứa trẻ đó đã mắc hội chứng TIC. Vậy hội chứng TIC là gì? Mắc hội chứng TIC có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được giải đáp trong video 10p tìm hiều về hội chứng TIC của Blog Sống Khỏe ngày hôm nay đó các bạn.

Cụ thể, xuyên suốt video, chúng ta sẽ tìm hiểu về hội chứng TIC thông qua các nội dung sau:

  • Bệnh TIC là gì?
  • Triệu chứng của bệnh rối loạn TIC
  • Phân loại rối loạn TIC
  • Hội chứng TIC là biểu hiện của bệnh gì?
  • Những phương pháp được dùng để điều trị TIC
  • Một số điều cần chú ý khi điều trị hội chứng TIC

Bây giờ thì cùng bắt đầu ngay với việc tìm hiểu

Bệnh TIC là gì?

Tics hay tật máy cơ được cho là các cử động và âm thanh phát ra lặp đi lặp lại một cách bất thường, không được kiểm soát. Tics chính là biểu hiện điển hình của một loại bệnh về thần kinh khởi phát ở trẻ em. Tuy nhiên, hội chứng TIC lại không gây ảnh hưởng nhiều tới trí thông minh hay làm giảm tuổi thọ của người mắc bệnh đâu nha bạn. Thông thường,Hội chứng TIC thường xuyên xuất hiện ở trẻ nhỏ, bạn biết không có thể có đến 10ca mắc Tic trên 1000 trẻ em luôn đó bạn. Thông thường người mắc hội chứng TIC sẽ phát bệnh trước 18 tuổi và phổ biến nhất trong giai đoạn trẻ từ 4 đến 6 tuổi. Các biểu hiện của TIC sẽ khởi phát nặng hơn khi trẻ lên 10 tuổi và sẽ giảm dần ở giai đoạn vị thành niên và dần tự biến mất. Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên cứu chỉ ra, sẽ có khoảng 1% trẻ em mắc hội chứng TIC đến tận khi trưởng thành nha các bạn.

Như vậy, có thể hiểu rằng người mắc bệnh TIC thường sẽ xuất hiện các biểu hiện hành vi bất thường không tự chủ hay đôi khi là bất chợt phát ra âm thanh kì lạ. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của hội chứng TIC thì vẫn chưa được làm rõ, nhưng có một số nghiên cứu cho thấy các rối loạn TIC thì lại có tính di truyền trong gia đình và ảnh hưởng từ một số những tác động trong môi trường đó các bạn.

Triệu chứng của bệnh rối loạn TIC

Các biểu hiện Tic có thể xuất hiện ở người bệnh vào bất kỳ thời điểm nào mà không có dấu hiệu báo trước mặc dù hội chứng TIC có xu hướng thay đổi về loại hình, cường độ và tần số xuất hiện theo thời gian. Theo đó, các cử động tic có thể xảy ra nhiều lần và liên tiếp chỉ trong 1 giờ đồng hồ hoặc đôi lúc nó lại xuất hiện dai dẳng trong một khoảng thời gian dài đến hơn 3 tháng ở người bệnh. Nhưng đặc biệt là, Tic lại sẽ không xuất hiện trong khi người bệnh đang ngủ và có xu hướng tăng lên khi người bệnh trong tình huống căng thẳng bạn nha.

Sẽ có 2 dạng Tic xuất hiện ở người bệnh là Tic đơn giản và Tic phức tạp, trong đó:

–  Tic đơn giản chỉ biểu hiện qua một số hành vi cử động hoặc âm thanh như:

  • Nháy mắt: Sự co giật ngắn và nhanh chóng của mắt.
  • Nhún vai: bệnh nhân liên tục nhún vai một cách không tự chủ.
  • Vẫy tay: Di chuyển tay hoặc cánh tay một cách không tự chủ.
  • Kéo tóc: Kéo, vò, hoặc chạm vào tóc một cách không tự chủ.
  • Kêu to: Phát ra âm thanh lớn một cách không tự chủ, ví dụ như bệnh nhân đột nhiên hét to.
  • Kêu lẩm bẩm: Lặp lại một từ hoặc âm thanh nhỏ, thường không rõ nghĩa.
  • Lặp lại từ ngữ: Lặp lại các từ ngữ cụ thể hoặc câu hỏi một cách không tự chủ.

–  Trong khi đó, Tics phức tạp lại có những hành vi với cường độ lớn hơn như:

  • Cơ thể bệnh nhân có những di chuyển phức tạp: ví dụ như nhảy lên, lắc đầu hoặc bông nhiên bạn nhảy nhót không có lí do.
  • Phát ngôn bất thường: Phát ngôn các từ ngữ không phù hợp, không liên quan đến ngữ cảnh hoặc tự nói một từ ngữ cụ thể một cách lặp đi lặp lại. Ngoài ra, đôi khi bệnh nhân TIC sẽ mắc chứng nói tục tuy nhiên nó chỉ chiếm phần rất nhỏ thôi bạn nha.
  • Tics tự tổn thương bao gồm các hành vi bệnh nhân tự gây tổn thương cho cơ thể một cách không tự chủ, ví dụ như cắn vào da, liên tục va đập vào bề mặt cứng.

Phân loại rối loạn TIC

Qua những triệu chứng, biểu hiện và tần suất xuất hiện của các hành động tics bất thường, chúng ta có thể phân loại bệnh nhân TIC theo 3 loại chính: rồi loạn tics tạm thời, rồi loạn tic mãn tính và rối loạn Tourette (hội chứng tourette), cụ thể:

– Rối loạn Tics tạm thời: là những bệnh nhân mắc chỉ 1 hay nhiều loại tics vận động và âm thanh, các triệu chứng tics xuất hiện trong vòng 1 năm trở lại

– Rối loạn Tics mãn tính: là những bệnh nhân mắc 1 hay nhiều loại tic vận động hoặc 1 hay nhiều loại tích âm thanh nhưng chúng lại không xuất hiện cùng một lúc. Thời gian kéo dài của hội chứng rối loạn tics mãn tích sẽ là trên 1 năm.

– Hội chứng Tourette: Người mắc hội chứng tourette có sự hiện diện của nhiều loại tics cả vận động và âm thanh. Các biểu hiện này không nhất thiết phải xuất hiện trong cùng 1 lúc và chúng có thể được thay đổi theo thời gian. Tần suất của các tics có thể tăng lên và giảm xuống nhưng thông thường triệu chứng tics sẽ kéo dài hơn 1 năm kể từ ngày khởi phát và thời điểm khởi phát của tics là trước khi người mắc hội chứng Tourrette đủ 18 tuổi.

Hội chứng TIC là biểu hiện của bệnh gì?

Các biểu hiện của tật máy giật có thể sẽ biến mất dần theo thời gian, tuy nhiên ở một số trường hợp Tics có thể vẫn tiếp tục kéo dài đến khi trưởng thành và thậm chí là biểu hiện của một số loại bệnh đáng chú ý sau:

  1. Rối loạn tăng động – giảm chú ý (ADHD): Đây là một rối loạn tâm lý phổ biến và thường gặp kèm theo hội chứng tic ở trẻ nhỏ. Người mắc ADHD thường sẽ gặp khó khăn trong việc tập trung, kiểm soát hành vi và quản lý xúc cảm của bạn thân.
  2. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế : Đây là một rối loạn tâm lý mà người bị mắc loại rồi loạn này thường có những suy nghĩ, ý thức, hoặc hành vi lặp đi lặp lại và không thể kiểm soát. Rối loạn này có thể xuất hiện với tics, và có thể dẫn đến sự căng thẳng và khó chịu cho người bị ảnh hưởng.
  3. Rối loạn lo âu: Một số người bị tic cũng có thể gặp chứng rối loạn lo âu. Loại bệnh tâm lý này thi có thể làm gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người mắc bệnh.
  4. Đối với thanh thiếu niên và người lớn mắc hội chứng TIC, các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và rối loạn sử dụng chất kích thích cũng có thể đi kèm với hội chứng tic

Những phương pháp được dùng để điều trị TIC

Như vậy, để hạn chế nhất có thể trường hợp người mắc TIC di căn thành nhiều loại bệnh phức tạp hơn, họ sẽ cần nhận các biện pháp điều trị để có thể phục hồi một cách tốt nhất. Sau đây sẽ là một số những phương pháp phổ biến được sử dụng trong điều trị bệnh TIC:

Phương pháp can thiệp không dùng thuốc (Can thiệp Hành vi Toàn Diện – CBIT)

Đây là một phương pháp điều trị tác động qua tư duy và hành vi người bệnh. Cụ thể trong phương pháp này, nhà trị liệu sẽ tập trung vào việc giảm tần suất và cường độ tật máy giật thông qua việc hướng dẫn và thực hiện một số kỹ thuật kiểm soát tic cho người bệnh. CBIT sẽ bao gồm về việc, nghiên cứu thông tin về TIC, phân tích các loại TIC, học các kỹ năng kiểm soát tic và tìm hiểu về các môi trường xung quanh.

Điều trị tic bằng thuốc

Các loại thuốc có thể được sử dụng để giảm triệu chứng TIC bao gồm các tiền chất dopamine, các loại thuốc kê đơn có thể giúp giảm tần suất và cường độ của tật giật máy. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc để điều trị tic sẽ cần được nhận sự hướng dẫn và theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa nha bạn.

Điều trị các chứng bệnh kèm theo

Nếu bệnh nhân tic đi kèm theo một số loại bệnh khác mà Blog Sống khỏe có đề cập ở trên thì việc điều trị các bệnh rối loạn này cũng là một phần quan trọng trong điều trị TIC.

Một số điều cần chú ý khi điều trị hội chứng TIC

  1. Hãy tìm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia y tế có kinh nghiệm trong điều trị hội chứng tic. Bác sĩ, nhà tâm lý học hoặc các chuyên gia về rối loạn thần kinh có thể đưa ra những phương pháp và khuyến nghị phù hợp cho từng trường hợp cụ thể của người mắc hội chứng Tic vì hội chứng tic ở mỗi người sẽ xuất hiện triệu chứng và biểu hiện khác nhau đó bạn nha.
  2. Kiên nhẫn: Để điều trị hội chứng tic thường đòi hỏi sự kiên nhẫn và bệnh nhân cần phải duy trì điều trị liên tục trong thời gian dài. Các phương pháp như CBIT có thể mất thời gian và cần sự kiên nhẫn từ cả bệnh nhân và gia đình để có thể cho thấy kết quả của quá trình điều trị tật giật máy một cách tốt nhất.
  3. Điều chỉnh và tùy chỉnh phương pháp điều trị: Mỗi người bệnh TIC sẽ có những đặc điểm và triệu chứng riêng, vì vậy phương pháp điều trị cần được tùy chỉnh cho từng trường hợp cụ thể.
  4. Quản lý stress và tạo môi trường hỗ trợ: Stress có thể làm tăng tần suất và cường độ của các tic. Vì thế học cách quản lý stress, đảm bảo giấc ngủ đủ và tạo một môi trường sống lành mạnh xung quanh bệnh nhân sẽ giúp giảm thiểu căng thẳng và  các biểu hiện của tics.
  5. Chú trọng đến sự tự điều chỉnh: Đối với những trẻ vị thành niên và người trưởng thành, bạn có thể học cách kiểm soát các cơn tic của mình thông qua việc áp dụng một số kỹ thuật giảm căng thẳng hoặc tập trung vào hoạt động. Điều này có thể giúp họ giảm tác động của tic đến cuộc sống hàng ngày.
  6. Sự thấu hiểu của gia đình và người thân

Sự thấu hiểu của gia đình là rất quan trọng trong quá trình điều trị hội chứng tic ở người bệnh. Dưới đây là một số lưu ý để gia đình có thể hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị tật máy giật:

– Tìm hiểu về hội chứng tic: Gia đình nên tìm hiểu về hội chứng tic để hiểu rõ hơn về các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Việc hiểu hơn về loại bệnh này sẽ giúp gia đình có thể đồng hành và hỗ trợ người mắc tic một cách tốt nhất.

– Tạo môi trường thân thiện: Tốt nhất là gia đình nên tạo ra một môi trường thoải mái và không phê phán cho người bị hội chứng tic. Hãy tránh chỉ trích, chế giễu hoặc bắt chước các hành động tic của họ bạn nha. Thay vào đó, thể hiện sự thông cảm, đồng cảm và sẵn lòng lắng nghe.

– Hỗ trợ tâm lý và xã hội: Người mắc tics có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp và tham gia vào các hoạt động xã hội. Gia đình có thể cung cấp sự hỗ trợ tâm lý, khuyến khích và tham gia vào các hoạt động xã hội cùng người bị ảnh hưởng để giúp họ phát triển tự tin và xây dựng mối quan hệ xã hội tốt hơn.

– Theo dõi và ghi chép: Theo dõi tần suất, cường độ và các yếu tố khác liên quan đến tic có thể giúp việc đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị và xác định những thay đổi của triệu chứng tics một cách đúng nhất nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các chuyên gia y tế để điều chỉnh phương pháp điều trị bạn nha.

Và đó là tất cả những thông tin về hội chứng TIC mà Blog Sống Khỏe muốn chia sẻ tới bạn ngày hôm nay. Nếu xung quanh bạn cũng xuất hiện một số người có biểu hiện của hội chứng TIC, vui lòng đưa họ đến những địa chỉ y tế để có thể nhận tư vấn và chẩn đoán kịp thời. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin Blog Sống Khỏe chia sẻ trong video hữu ích. Đừng quên like, share đăng ký và nhấn chuông để có thể xem những video mới từ kênh một cách nhanh nhất bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã xem hết video, xin chào và hẹn gặp lại.

 

Thân Trần

View all posts