Ở một thời đại công nghệ số như hiện nay, việc thường xuyên phải làm việc với máy tính và các thiết bị di động là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. Và mặc dù những thiết bị này hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong việc hoàn thiện hóa quy trình làm việc và đóng góp một vai trò không nhỏ trong việc tìm tòi học hỏi và phát triển bạn thân, nhưng thói quen này cũng có thể dẫn đến một vài những tác động xấu ảnh hưởng lên sức khỏe của bạn, trong đó bao gồm hội chứng ống cổ tay. Vậy để nắm được cụ thể, loại bệnh này tác động thế nào đến sức khỏe của chúng ta, hãy cùng Blog Sống Khỏe tìm hiểu về những nội dung sau trong 10 phút tiếp theo bạn nhé.
- Hội chứng ống cổ tay là gì?
- Triệu chứng của hội chứng ống cổ tay
- Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay
- Cách điều trị hội chứng ống cổ tay
- Cách phòng ngừa hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là gì?
Ống cổ tay được biết đến là một đường hầm nhỏ trong kết cấu của tay có chiều rộng khoảng 2,5cm được bao quanh bởi xương cổ tay và một dải mô liên kết thường được biết đến là dây chằng. Đi sâu vào tìm hiểu, chúng ta có thể dễ dàng thấy bên trong ống cổ tay sẽ có 2 phần chính đó là một tuyến dây thần kinh giữa (là sợi ngoại biên bắt nguồn từ nhóm rễ thần kinh ở tủy cổ đi xuống cánh tay, thông qua ống cổ tay để chui vào bàn tay) và các bao hoạt dịch bao quanh các gân ngón tay bám vào cẳng tay phục vụ cho chức năng cầm nắm. Bởi vì kích thước và cấu trúc của ống cổ tay gần như không thể thay đổi, nên dây thần kinh giữa – phần được cho là mềm và nông nhất thường rất dễ bị chèn ép gây ra các tổn thương.
Và khi bị chèn ép quá mức, các chức năng của dây thần kinh giữa rất dễ bị ảnh hưởng và dẫn đến những triệu chứng đặc trưng của hội chứng ống cổ tay.
Triệu chứng của hội chứng ống cổ tay
Dây thần kinh giữa đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các cơ ở gốc ngón tay và khả năng cảm nhận ở các ngón tay cái, ngòn trỏ, ngón giữa và 1 nửa ngón tay áp út. Do đó khi dây thần kinh giữa bị chèn ép và dẫn đến hội chứng ống cổ tay ở người bệnh, những chắc năng của nó cũng sẽ bị giới hạn và dẫn đến một số những triệu chứng đặc trưng của hội chứng ống cổ tay như:
- Tê bì tay, ngứa ran, nóng rát và đau đớn: Triệu chứng dễ nhận biết nhất của hội chứng ống cổ tay sẽ là cảm giác đau đớn tập trung ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần ngón đeo nhẫn. Lúc này, người bệnh có thể cảm thấy rằng các ngón tay của mình như bị sưng lên và mất cảm giác trong một thời gian nhất định và đó chính là cảm giác tê bì tay do hội chứng ống cổ tay gây ra. Triệu chứng tê bì tay này còn có thể lan lên cẳng tay và thậm chí là toàn bộ cánh tay, tạo ra cảm giác ngứa ran và nóng rát khó chịu cho người bệnh.
- Tay yếu và vụng về: Tình trạng tiếp theo bạn có thể nhận thấy khi mắc hội chứng ống cổ tay đó là cảm giác tay bị yếu đi, mất dần khả năng hoạt động, và những cơn đau cơ, chuột rút thường xuyên ghé thăm, khiến các hoạt động hàng ngày như cầm nắm đồ vật, sử dụng điện thoại, lái xe, hoặc ăn uống trở nên khó khăn hơn.
- Tay mất khả năng cảm giác: Ở triệu chứng của hội chứng ống cổ tay này, bệnh nhân sẽ có thể gặp khó khăn trong việc cảm nhận xúc cảm từ tay và thường xuyên đánh rơi đồ vật do bị teo cơ hoặc suy giảm chức năng vận động ở tay.
Những triệu chứng của hội chứng ống cổ tay thường sẽ bắt đầu một cách từ từ, chậm rãi nên không nhiều người chú ý tới.
Nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay
Theo thống kê, có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng ống cổ tay, trong đó bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Theo đó một số người sẽ mang cấu trúc đường hầm ống cổ tay có kích thước nhỏ hơn so với thông thường, vô tình không gian bị thu hẹp và làm cho dây thần kinh giữa dễ bị chèn ép gây ra tình trạng tổn thương và dẫn đến hội hứng ống cổ tay.
- Giới tính: Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây ra bệnh hội chứng ống cổ tay, người ta phát hiện ra rằng số bệnh nhân nữ mắc hội chứng ống cổ tay cao gấp ba lần so với nam giới. Điều này thì có thể do cấu trúc ống cổ tay của phụ nữ thường nhỏ hoặc là bởi sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, khiến dây thần kinh giữa trong ống cổ tay dễ bị chèn ép và tổn thương.
- Vận động cổ tay trong một thời gian dài: Việc thực hiện liên tục các chuyển động của bàn tay và cổ tay trong một thời gian dài có thể gây tổn thương cho các gân ở cổ tay, gây viêm và tạo áp lực lên dây thần kinh giữa.
- Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ: Sự thay đổi trong nội tiết tố trong thai kỳ ở nữ giới có thể gây sưng viêm cho các thành phần trong ống cổ tay, làm tăng áp lực trong ống cổ tay và gây chèn ép thần kinh giữa.
- Gân gấp phì đại do sự lắng đọng tinh thể urat: Với những người bệnh gout, nguyên nhân gây ra bệnh hội chứng ống cổ tay có thể là do sự phát triển bất thường của gân gấp do sự tích tụ tinh thể urat, hoặc viêm bao gân gây chèn ép thần kinh giữa trong ống cổ tay.
- Suy giáp: Bệnh suy giáp có thể gây ra hiện tượng tích tụ mô Myxedemateous trong dây chằng cổ tay ngang và gây áp lực lên dây thần kinh giữa.
- Viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý khác: Các bệnh như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, viêm đơn dây, đa dây thần kinh, và rối loạn chức năng tuyến giáp cũng có thể liên quan đến hội chứng ống cổ tay, vì chúng có thể tạo áp lực lên dây thần kinh trong ống cổ tay.
Cách điều trị hội chứng ống cổ tay
Phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay có thể được lựa chọn dựa trên tình trạng cụ thể của người bệnh. Dưới đây là các phương pháp điều trị thường được áp dụng:
- Điều trị hội chứng ống cổ tay bằng thuốc: Trong giai đoạn đầu của hội chứng ống cổ tay, bác sĩ có thể sẽ định bạn sử dụng một phải loại thuốc có tác dụng kháng viêm như corticoid hoặc phi steroid nhằm tiêu viêm và hạn chế tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép trong đường hầm ống cổ tay.
- Điều trị hội chứng ống cổ tay bằng nẹp cố định: Tùy vào mức độ nghiệm trọng của tình trạng bệnh hội chứng viêm đau ống cổ tay ở người bệnh, bạn có thể sử dụng nẹp cố định cổ tay vào ban đêm khi đi ngủ hoặc thậm chí là liên tục trong một ngày dài. Mục đích của phương pháp này nhằm hạn chế sự di chuyển của cổ tay, từ đó giúp giây thần kinh giữa khỏi những tổn thương do sự chèn ép gây ra. Tuy nhiên, đây là một cách điều trị hội chứng ống cổ tay yêu cầu bạn cần phải kiên nhẫn, thực hiện đều đặn trong 4 tuần thì mới có thể thấy hiệu quả của nó.
- Điều trị hội chứng ống cổ tay bằng cách phẫu thuật: Trong trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh ở những giai đoạn nặng khi xuất hiện các triệu chứng như suy giảm chức năng vận động, teo cơ hay rối loạn cảm giác, bạn có thể sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đề xuất phương án điều trị hội chứng ống cổ tay bằng cách phẫu thuật. Và nhờ vào sự tân tiến và phát triển của y học hiện đại, bạn hoàn toàn có thể được thực hiện các thủ thuật phẫu thuật hội chứng ống cổ tay bằng đường nội soi, nên yên tâm rằng phương pháp điều trị này có thời gian hồi phục rất nhanh và nếu sức khỏe được đảm bảo, bạn thậm chí còn có về nhà ngay sau khi thực hiện phẫu thuận nữa cơ.
Cách phòng ngừa hội chứng ống cổ tay
Phòng ngừa hội chứng đau cổ tay là một phần quan trọng của việc duy trì sức khỏe cho cổ tay và bàn tay. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa hữu ích mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Sử dụng những thiết bị văn phong phù hợp: Đối với những người làm công việc văn phòng hoặc cần sử dụng máy tính thường xuyên, hãy đảm bảo bạn sử dụng bàn phím và chuột máy tính phù hợp sao cho các thao tác tay của bạn được thoải mái và giúp giảm căng thẳng cổ tay. Ngoài ra, nếu được thì bạn cũng có thể tham khảo sử dụng bàn làm việc có chế độ điều chỉnh độ cao để hạn chế trường hợp phải duy trì tư thế trong một thời gian quá dài.
- Thực hiện vận động và nghỉ ngơi đúng cách: Thường xuyên nghỉ ngơi và vận động cổ tay sẽ là cách tốt để bạn phòng ngừa hội chứng viêm đau ống cổ tay. Thực hiện những động tác như duỗi và xoa bóp cổ tay trong khoảng thời gian ngắn sau mỗi 15-30 phút làm việc sẽ giúp giảm căng thẳng và kích thích tuần hoàn máu trong khu vực cổ tay.
- Ngồi ở tư thế đúng: Đảm bảo rằng bạn ngồi ở tư thế đúng khi làm việc cũng là một cách để bạn đẩy lùi hội chứng đau cổ tay đến gần mình. Điều này bao gồm việc bạn giữ cho lưng thẳng và bàn làm việc ở chiều cao phù hợp với dáng người để tránh tạo những căng thẳng không cần thiết đến đến các dây thần kinh ở cổ tay.
- Tập thể dục và cải thiện sức khỏe tổng thể: Việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm việc tập thể dục đều đặn và duy trì cân nặng lành mạnh, có thể giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng cổ tay và các vấn đề liên quan đến cổ tay.
- Đảm bảo an toàn khi làm việc: Nếu công việc của bạn đòi hỏi sự khéo léo từ đôi bàn tay, hãy sử dụng những biện pháp đảm bảo an toàn để giảm áp lực và căng thẳng lên cổ tay. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng các dụng cụ bảo hộ hoặc thường xuyên thay đổi tư thế làm việc.
Và bạn hãy nhớ rằng phòng còn hơn chữa. Bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa trên, bạn có thể giảm nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay và duy trì sức khỏe tốt cho bàn tay và cổ tay của mình. Hy vọng rằng những chia sẻ trong video ngày hôm nay của Blog Sống Khỏe đã giúp bạn hiểu hơn về hội chứng ống cổ tay.