Đột quỵ là tai biến mạch máu não, trong khi đó đột tử thường gặp nhất là do nhồi máu cơ tim khiến tim ngừng đập đột ngột (đột tử tim). Tuy cả tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim đều là những “tử thần” vì có thể dẫn đến tử vong rất nhanh, thế nhưng có nhiều điểm giống nhau mà bạn không nên nhầm lẫn. Để biết đó là những điều gì, thì ngay bây giờ bạn hãy cùng với Blog Sống Khỏe đi tìm hiểu nhé!
#BlogSongKhoe #Dottudotquy
Xem thêm: Đột quỵ và Đột tử: Khác nhau chỗ nào, xử lý ra sao?
1. Phân biệt giữa dấu hiệu của đột tử và dấu hiệu của đột quỵ
Đột tử là hiện tượng mà một người đang khỏe mạnh bình thường bỗng nhiên tử vong mà không thể cứu chữa được. Đột tử có thể xảy ra rất bất ngờ khi nạn nhân đang ngủ hoặc làm việc bình thường. Nguyên nhân của đột tử có khá nhiều nhưng đa phần liên quan đến việc con người bị rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu tim hoặc một số bệnh tim nguy hiểm. Đột tử thường gặp ở lứa tuổi trung niên, có tên gọi là hội chứng đột tử ở người trưởng thành và nạn nhân sẽ không biết được cho đến khi nó xuất hiện đột ngột. Do người bị đột quỵ thường tử vong rất nhanh, đột ngột và âm thầm nên nhân viên y tế có thể sẽ nhầm lẫn về nguyên nhân qua đời.
Triệu chứng của đột tử cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và người trẻ tuổi. Theo thống kê, có ít nhất 4% người mắc bệnh không sở hữu bất thường về cấu trúc tim. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cho rằng hầu hết các trường hợp đột tử là do nạn nhân có trái tim không khỏe mạnh nhưng không được phát hiện.
Còn về phía đột quỵ, căn bệnh này còn có tên gọi khác là tai biến mạch máu não. Dấu hiệu của đột quỵ đó chính là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu lên não bị giảm, gián đoạn. Điều này khiến não thiếu oxi, dưỡng chất để nuôi dưỡng tế bào. Người bị đột quỵ thường có liên quan đến các bệnh tim mạch, mỡ máu cao hoặc vỡ mạch máu trong não, cao huyết áp không được điều trị đầy đủ. Đột quỵ có 2 dạng là đột quỵ do thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não. Đột quỵ do thiếu máu não xảy ra khi có một cục máu đông chặn dòng máu đến não. Đột quỵ do huyết huyết não xảy ra khi một mạch máu bị vỡ hoặc rò rỉ. Tuy nhiên, cả 2 loại đột quỵ trên đều có chung đặc điểm là mất máu đến một phần não của cơ thể.
2. Nguyên nhân gây đột tử và nguyên nhân gây đột quỵ
Nguyên nhân cơ bản về đột tử mà bạn phải biết đó là căn bệnh này xảy ra đa phần có liên quan đến một trái tim không khỏe mạnh. Trái tim có vai trò rất quan trọng, bơm máu và chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể. Khi chức năng của tim bị tắc nghẽn hoặc loạn nhịp thì người bệnh sẽ không thể có một cuộc sống bình thường. Đồng thời, khi mắc bệnh mạch vành tim hoặc rối loạn nhịp tim thì con người có nguy cơ cao bị đột tử.
Còn với đột quỵ, nó xảy ra khi não bị tổn thương khi dòng máu cung cấp bị gián đoạn hoặc có một mạch máu bị vỡ. Nguyên nhân của đột quỵ liên quan mật thiết việc nạn nhân sở hữu hàm lượng Cholesterol cao trong máu. Cholesterol tích tụ trên các thành động mạch và dẫn đến tắc những mạch này. Đồng thời, cao huyết áp cũng là nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ bởi nó có thể làm tăng hoạt động đông máu, dẫn đến sự hình thành cục máu đông. Ngoài ra, việc hút thuốc, tuổi cao, tiền sử đái tháo đường, bệnh tim mạch… cũng có thể là nguyên nhân dẫn việc đột quỵ.
Xem thêm: Dấu hiệu sớm nhất của ĐỘT QUỴ mà ai cũng xem thường
3.Phương pháp điều trị của đột tử và phương pháp điều trị của đột quỵ
Người bệnh xuất hiện triệu chứng đột tử đó là khi tim đột ngột ngưng do đột tử, lúc này phải kịp thời đưa đến bệnh viện để được nhân viên y tế hồi sức cho người bệnh bằng CPR và máy khử rung tim. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để đặt máy khử rung tim cấy ghép (ICD) nếu phù hợp với người bệnh.
Thiết bị này có thể gửi các xung điện vào tim nếu nó ngừng đập. Người bệnh vẫn có thể bị chóng mặt và bất tỉnh do tim ngừng đập.
Tuy nhiên, nếu có thiết bị cấy ghép thì có thể giúp tim đập trở lại. Dù chưa có cách chữa trị cho hầu hết các nguyên nhân gây ra đột tử ở người bệnh.
Nhưng nếu được chẩn đoán mắc một số bệnh lý hoặc vài vấn đề sức khỏe làm tăng nguy cơ đột quỵ thì có thể thực hiện các bước nhằm giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng khác xảy ra.
Điều trị đột quỵ là việc không hề đơn giản bởi mục đích của điều trị đột quỵ giúp giảm tỷ lệ tử vong và còn đem lại hiệu quả nhằm hạn chế tối đa mức độ tàn phế của người bệnh. Do đó, người bệnh được điều trị cấp cứu và tối ưu hóa tình trạng thần kinh
nhằm hạn chế lan rộng ổ tổn thương, phòng ngừa các biến chứng và phục hồi chức năng cũng như phòng ngừa tái phát.
Mặc dù đột tử do tim và đột quỵ là hai tình huống cấp cứu hoàn toàn khác nhau về triệu chứng, nhưng lại có chung nhiều yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, huyết áp cao, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, ít vận động thể lực, béo phì, tiền căn gia đình bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch, rung nhĩ.
Xem thêm: Top 8 loại bệnh DA LIỄU dễ lây nhất, có bệnh chữa ngay
Đột quỵ và đột tử do tim là hai thuật ngữ dùng để mô tả các tình trạng cấp cứu của não và tim, với đặc điểm biểu hiện chung là diễn tiến đột ngột,
dễ dẫn đến tử vong tức thời nếu không được nhận diện và xử trí kịp thời. Vì sức khỏe của bản thân cũng như gia đình hãy bỏ ngay những thói quen xấu gây đột tử cũng như đột quỵ,
rèn luyện thể chất cũng như xây dựng một lối sống lành mạnh đồng thời đi khám sức khỏe tổng quát định kì sẽ giúp bạn tránh xa hai căn bệnh quái ác này đấy!