Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao, tuy nhiên do chứng bệnh này không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ. Chính vì thế hôm nay Blog Sống Khỏe sẽ đồng hành cùng với bạn để tìm hiểu những dấu hiệu sớm của bệnh đột quỵ mà bạn có thể chưa biết nhé!
#BlogSongKhoe #Dotquy
Xem thêm tại: https://www.youtube.com/watch?v=RnKUH3utoDI
Đầu tiên bạn cần phải biết: “Đột quỵ là bệnh gì”
Đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não. Bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần của não bột bị ngừng trệ đột ngột. Đột quỵ có thể xảy ra do 2 nguyên nhân: Do nhồi máu não (tắc mạch) làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não hoặc chảy máu não (vỡ mạch) làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não phá hủy và chép ép mô não. Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Đột quỵ khiến cho phần não của người bệnh bị tổn thương, không thể hoạt động được. Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê, đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong. Chính vì tính chất nguy hiểm của căn bệnh này, nên việc phòng ngừa nguy cơ xảy ra đột quỵ rất quan trọng. Đồng thời, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của chứng bệnh này là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Những dấu hiệu của bệnh đột quỵ:
Dấu hiệu của đột quỵ không cụ thể. Do chứng bệnh này không có triệu chứng báo hiệu kéo dài nên không ai có thể biết trước mình sẽ bị đột quỵ. Chính vì thế, bạn hãy nắm vững những dấu hiệu sau đây là có thể phát hiện sớm chứng đột quỵ ở bản thân hay những người xung quanh để có thể cấp cứu kịp thời.
Có 6 dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ sớm nhất, và đó là:
1.Dấu hiệu đột quỵ ở thị lực: Thị lực giảm, nhìn mờ dần cả hai mắt hoặc một mắt, tuy nhiên biểu hiện của bệnh đột quỵ này không rõ ràng nên bên cạnh khó nhận ra. Chỉ có người có nguy cơ bị đột quỵ khi nhận thấy mình có dấu hiệu này thì nên yêu cầu được cấp cứu ngay.
2.nhận biết Dấu hiệu đột quỵ ở mặt: Mặt của người có nguy cơ đột quỵ sẽ thường có biểu hiện thiếu cân xứng, miệng méo, nhân trung hơi lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má bên yếu bị rũ xuống. Đặc biệt khi người bệnh nói hoặc cười thì sẽ thấy rõ dấu hiệu méo miệng và thiếu cân xứng trên mặt.
3.Dấu hiệu đột quỵ ở tay thể hiện rõ: Cảm giác của người bị đột quỵ là tay bị tê mỏi, khó cử động, khó thao tác. Ngoài ra thì người bệnh cũng cảm thấy đi lại khó khăn, không nhấc chân lên được.
4.Dấu hiệu bị đột quỵ qua giọng nói: Người dễ bị đột quỵ có thể gặp triệu chứng nói ngọng bất thường, môi lưỡi bị tê cứng, miệng mở khó, phải gắng sức thì mới nói được.
5.những Dấu hiệu đột quỵ qua nhận thức: Người có khả năng dễ đột quỵ sẽ thường có biểu hiện rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, mắt mờ, tai ù không nghe rõ.
6.Dấu hiệu đột quỵ dễ nhận biết ở thần kinh: Người có nguy cơ cao đột quỵ sẽ cảm thấy nhức đầu dữ dội. Đây là triệu chứng nặng và khá phổ biến của bệnh đột quỵ, nhất là người bệnh có tiền sử bị đau nửa đầu.
Nếu cảm thấy 6 dấu hiệu phía trên hơi khó nhớ, để đơn giản hơn bạn có thể sử dụng từ viết tắt FAST để nhận biết nhanh các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ:
+ Face (mặt) – Có xệ mặt một bên trong khi cố gắng mỉm cười không?
+ Arms (tay) – Một cánh tay có thấp hơn trong khi cố gắng giơ cả hai tay lên không?
+ Speech (lời nói) – Có thể nói và nhắc lại một câu đơn giản được không? có nói lắp hoặc nói kỳ lạ (khó hiểu) hay không?
+ Time (thời gian) – Thời gian đột quỵ được tính tới từng giây từng phút. Nếu phát hiện được bất cứ dấu hiệu nào thì gọi số 115 hoặc số dịch vụ y tế cấp cứu tại địa phương bạn ngay lập tức.
Cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả:
– Chế độ ăn uống lành mạnh giúp hạn chế đột quỵ
Ăn uống khoa học có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. Vì vậy, bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thực phẩm có lợi, bạn cũng nên tránh những món ăn có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.
– Thay đổi lối sống lành mạnh phòng ngừa đột quỵ
Một lối sống lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn đẩy lùi được chứng đột quỵ quái ác này. Cân bằng giữa công việc, giảm bớt stress, nóng giận. Nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, không nên tắm đêm, thức quá khuya. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, nhất là trong thời điểm giao mùa.
– Tập thể dục hàng ngày giảm nguy cơ đột quỵ
Tập thể dục ít nhất 5 ngày/tuần, 30 phút mỗi ngày không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp giảm huyết áp và phòng ngừa đột quỵ. Lưu ý, nên lựa chọn các bài tập nặng, vận động mạnh như tập tạ, tennis. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng hoặc tập dưỡng sinh, yoga.
– Khám sức khỏe định kì để nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ không những giúp phát hiện sớm nhất nguy cơ đột quỵ mà còn thêm các bệnh lý tiềm ẩn khác. Từ đó, bác sĩ sẽ có các biện pháp can thiệp chủ động để điều trị và hướng dẫn phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Sức khỏe con người là quan trọng nhất bởi vậy phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ và điều trị kịp thời là cách tốt nhất để hạn chế những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Đừng để “ mất bò mới lo làm chuồng “ bởi việc phòng chống bệnh lúc nào cũng dễ dàng và đơn giản hơn việc xử lý hậu quả mà nó mang lại. Vì vậy, khi có các triệu chứng bất thường nghi ngờ là dấu hiệu đột quỵ, cần đưa người bệnh tới các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám ngay lập tức nhé!