Đoán bệnh qua bàn chân
Không chỉ đóng vai trò trong việc nâng đỡ sức nặng của toàn bộ cơ thể, bàn chân còn tham gia vào đa số các hoạt động của toàn bộ chi dưới. Điều đáng để lưu tâm là mỗi vị trí trên lòng bàn chân còn gắn kết với nhiều cơ quan khác nhau. Hiểu được tầm quan trọng này, hôm nay Blog Sống Khỏe sẽ cùng với các bạn đi tìm hiểu những biểu hiện của bàn chân, từ đó sẽ biết được sức khỏe của bạn thế nào nhé!
#BlogSongKhoe
Xem chi tiết tại: https://www.youtube.com/watch?v=jxcy-dST5iQ
1. Bàn chân lạnh – Cẩn thận mắc bệnh thiếu máu
Có hai dạng thời tiết nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Và người khỏe mạnh, bàn chân của họ cũng hoạt động theo cơ chế tương tự như thế. Nếu bạn gặp tình trạng bàn chân và ngón chân luôn lạnh thì khả năng cao là do lượng máu lưu thông đến chân kém.
Điều này cho thấy bạn đang có vấn đề về tuần hoàn, mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bắt nguồn từ thói quen hút thuốc lá, các căn bệnh mãn tính như tim hoặc cao huyết áp. Một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng “bàn chân lạnh” là do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới hệ thống thần kinh. Khi mức tiểu đường trong cơ thể không được kiểm soát sẽ làm tổn thương thần kinh và khiến bàn chân bị lạnh. Ngoài ra, lạnh chân cũng là dấu hiệu của bệnh thiếu máu và suy giáp.
2. Nóng rát ở bàn chân – Cảnh báo về bệnh tiểu đường
Tuy trái ngược với lạnh chân,thế nhưng nóng rát bàn chân cũng khiến người mắc bệnh gặp khó chịu không kém. Nóng rát ở bàn chân là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc bị tổn thương thần kinh ngoại biên. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng nóng rát ở bàn chân, bao gồm: mắc bệnh thận mãn tính, thiếu vitamin B, suy giáp hoặc bệnh động mạch ngoại biên.
3. Bàn chân bị ngứa hoặc có vảy – Rất có thể mắc bệnh vẩy nến
Khi bàn chân bị ngứa hoặc có vảy là dấu hiệu của một bệnh nhiễm nấm thông thường. Bên cạnh đó, tình trạng viêm da tiếp xúc do các các sản phẩm dưỡng da hoặc một số loại hóa chất cũng là nguyên nhân chính gây ra ngứa, khô và tấy đỏ da bàn chân. Trong trường hợp da bàn chân bị ngứa và có cảm giác dày lên như mọc mụn, đây có thể là biểu hiện của bệnh vẩy nến, xảy ra do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức. Khi bị chứng bệnh này, bạn có thể điều trị bằng kem hoặc thuốc bôi ngoài da được kê đơn bởi bác sĩ.
4. Đau ngón chân cái – Nguy cơ cao mắc bệnh Gút
Gút là nguyên nhân chủ yếu gây ra chứng đau đột ngột, tấy đỏ và sưng ở khớp ngón chân cái. Bên cạnh đó, bệnh viêm xương khớp cũng là một thủ phạm khác có thể gây đau và sưng ngón chân.
5. Đau chân – Cảnh báo nguy cơ loãng xương
Nhiều phụ nữ cho rằng họ đau chân là do phải đi giày cao gót cả ngày dài. Nhưng thực tế chưa chắc đã phải vậy bởi theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế thì nguyên nhân chính gây ra đau chân không phải do giày cao gót mà xuất phát từ tình trạng “gãy xương do căng thẳng” từ đó tạo nên một vết nứt nhỏ ở xương. Tình trạng đau chân này có thể xảy ra có thể do bạn luyện tập thể dục quá sức hoặc chơi các môn thể thao yêu cầu về thể lực như chạy cự ly hoặc bóng rổ. Ngoài ra, nguy cơ bị đau chân cũng tăng lên đáng kể nếu bạn bị yếu xương do loãng xương.
6. Màu sắc lòng bàn chân – Có thể đánh giá chính xác được sức khỏe của bạn
Trong lòng bàn chân của chúng ta có rất nhiều huyệt quan trọng, có kết nối đặc biệt với các cơ quan nội tạng trong cơ thể như tim, gan, thận hoặc dạ dày.Chính vì vậy, chỉ cần dựa vào màu sắc của lòng bàn chân, bạn có thể biết mình đang gặp phải vấn đề gì về sức khỏe.
Nếu lòng bàn chân có màu hồng nhuận thì cho thấy sức khỏe của bạn rất tốt. Ngược lại, lòng bàn chân có màu quá đỏ hoặc chuyển sang trạng thái trắng bệch thì nguy cơ cao bạn đang mắc phải các vấn đề nhất định về sức khỏe, cụ thể là:
Lòng bàn chân có màu xanh: cơ thể thuộc tính hàn, rất dễ bị lạnh chân vào mùa đông hoặc toát mồ hôi lạnh vào mùa hè.
Lòng bàn chân có màu quá đỏ: cơ thể bạn đang bị nóng trong, lúc này bạn nên sử dụng các loại thực phẩm có khả năng giải độc, mát gan để cải thiện.
Lòng bàn chân có màu vàng: mắc bệnh gan Lòng bàn chân có màu đen hoặc tím: lưu thông máu kém
Lòng bàn chân có màu trắng: cơ thể bị thiếu máu, suy nhược hoặc có tính hàn.
7. Đau gót chân – Khả năng cao mắc chứng bệnh viêm cân gan chân
Triệu chứng đau gót chân xảy ra là do viêm cân gan chân – tình trạng cơ gân bàn chân bị sưng (viêm). Các cơn đau thường dữ dội nhất vào buổi sáng khi bạn mới thức dậy và có thể gây ra các áp lực lên bàn chân, khiến việc đi lại trở nên đau đớn và khó khăn hơn. Một số nguyên nhân gây đau gót chân ít phổ biến hơn, bao gồm nhiễm trùng xương, gãy xương, khối u ở xương hoặc gai xương gót chân.
Xem xong clip mà Blog Sống Khỏe vừa chia sẻ, bạn thấy nhiều điều thú vị và bất ngờ chứ. Kể từ hôm nay chắc chắn bạn sẽ quan tâm nhiều đến bàn chân, bởi những biểu hiện của nó sẽ tiết lộ chính xác tình trạng sức khỏe của bạn, bạn nên lưu ý các dấu hiệu này để có phương pháp chữa trị, xử lý bệnh kịp thời. Và hãy duy trì lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe của bản thân nhé!