Tiểu đường hiện đang là một trong căn bệnh phổ biến xuất hiện ở nhiều người. Kể cả khi đã mắc hay chưa mắc bệnh, bạn cũng cần tránh các thói quen xấu để có thể kiểm soát được bệnh. Vậy những thói quen xấu đó là gì? Hãy cùng Blog Sống Khỏe tìm hiểu rõ hơn vấn đề này trong video này nhé!

Xem xong video này, các bạn sẽ biết được những thông tin sau:

• Bệnh tiểu đường là gì?
• Biến chứng của tiểu đường
• Những thói quen xấu dẫn đến tiểu đường

—————————————

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (hay còn biết đến với tên gọi là đái tháo đường) là căn bệnh làm suy giảm bài tiết insulin và nồng độ kháng insulin ngoại vi thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Triệu chứng sớm liên quan tới tăng glucose máu và bao gồm uống nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều và nhìn mờ.

Biến chứng muộn gồm bệnh mạch máu, bệnh thần kinh ngoại vi, bệnh thận và dễ nhiễm khuẩn. Chẩn đoán bằng định lượng glucose huyết tương. Điều trị gồm chế độ ăn, tập luyện, và thuốc để giảm glucose máu, bao gồm insulin, thuốc uống hạ đường huyết và thuốc tiêm không phải insulin.

Biến chứng có thể trì hoãn hoặc phòng tránh với kiểm soát đường huyết đầy đủ, bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh đái tháo đường.

Biến chứng của tiểu đường

Biến chứng mạn tính

• Bệnh về mắt: Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ khiến hệ thống mao mạch ở phần đáy nhãn cầu bị tổn thương. Điều này khiến cho thị lực của người bệnh tiểu đường có dấu hiệu suy giảm theo cấp độ bệnh. Những biến chứng đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,… thậm chí mất thị lực có tỷ lệ xuất hiện ở bệnh nhân này cao hơn.

• Bệnh về thận: Các vi mạch máu trong thận bị ảnh hưởng do lượng đường trong máu mất cân bằng làm cho hiệu quả lọc thận kém hiệu quả. Chứng suy thận là một trong các biến chứng của bệnh tiểu đường thường gặp nhất.

• Bệnh về thần kinh: Một trong các biến chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là các dấu hiệu liên quan đến thần kinh như tê bì tay chân, thường xuyên tiết mồ hôi, chóng mặt,…

• Bệnh về tim mạch: Khi bệnh tim mạch gây ra những biến chứng đối với các bộ phận trong cơ thể sẽ ảnh hưởng hệ lụy đến chức năng hoạt động của tim. Dễ gặp nhất chính là rối loạn nhịp tim, tắc nghẽn mạch máu, cao huyết áp,…

• Biến chứng nhiễm trùng: Khi đường trong máu cao khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi và không thể tạo ra lớp rào chắn bảo vệ khỏi vi khuẩn, vi rút. Chính vì thế, người mắc bệnh tiểu đường thường dễ gặp nhiễm trùng ở các vết thương hở hoặc bên trong cơ thể.

Biến chứng cấp tính

• Do hạ đường huyết đột ngột dưới mức giới hạn khoảng 3.6 mmol/l thường do người bệnh sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều, ăn uống thiếu chất, sử dụng nhiều chất kích thích khi điều trị bệnh. Dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết là tay chân bủn rủn, xây sẩy, chóng mặt, bụng đói cồn cào, tim đập nhanh,…

• Đường huyết tăng không kiểm soát gây hôn mê: là biến chứng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Nhiễm toan ceton hoặc hội chứng hyperosmolar do tiểu đường là nguyên nhân khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Lúc này máu sẽ bị cô đặc do chứa nhiều đường và chúng sẽ đi vào nước tiểu tạo ra sự đào thải nước ra khỏi cơ thể. Chính vì thế, cơ thể bị thiếu nước và làm mất năng lượng, rơi vào trạng thái hôn mê.

Những thói quen xấu dẫn đến tiểu đường

Dưới đây là những thói quen xấu có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến tiểu đường mà bạn cần thay đổi nếu như muốn có một cơ thể khỏe mạnh nhé.

Tiêu thụ nhiều chất béo

Nhiều người nghĩ phải ăn đường mới gây bệnh tiểu đường, xong thực tế tiêu thụ chất béo cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Việc tiêu thụ thường xuyên thực phẩm giàu chất béo như đồ chiên rán, đồ nội tạng không chỉ ảnh hưởng xấu đến đường huyết mà còn dẫn đến việc tăng chỉ số lipid máu, có hại cho tim mạch.

Ăn quá nhiều muối

Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, hơn nữa còn làm tăng hàm lượng glucose trong máu, nếu tiêu thụ trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, những gia vị nhiều muối như xì dầu, dầu hào, bột ngọt, tương,…. thì cũng nên giảm bớt. Vậy nên mỗi người chỉ nên dùng 5gr muối/ngày (theo đúng khuyến cáo của WHO).

Ăn quá nhiều sau khi uống thuốc

Nếu bệnh nhân tiểu đường ăn quá nhiều sau khi uống thuốc hạ đường huyết thì nguy cơ đường huyết dao động là không tránh khỏi. Đây là thói quen có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm.

Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn uống theo bữa, không nên ăn quá no mà chỉ nên ăn no 70%. Mỗi bữa ăn nên có đủ rau, thịt cân bằng.

Sau ăn 30 phút nên vận động để kiểm soát đường trong máu tốt hơn.

Ăn nhiều thịt

Một thói quen ăn uống không lành mạnh khác người bệnh tiểu đường nên tránh là ăn quá nhiều thịt. Thịt có hàm lượng chất béo và muối khá cao, rất giàu protein và protein dư thừa làm mất cân bằng đường huyết, đặc biệt nếu là thịt đỏ. Thường xuyên ăn loại thực phẩm này sẽ gây giữ nước và natri trong cơ thể, làm phá hủy áp suất thẩm thấu của tế bào mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin.

Thường xuyên bỏ bữa sáng

Rất nhiều người ăn sáng qua loa hay thậm chí là bỏ luôn bữa ăn sáng mà không biết rằng đây chính là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Thói quen ăn uống này không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, làm giảm hiệu suất công việc hay kết quả học tập, mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh béo phì, tiểu đường.

Chính vì vậy, bạn hãy luôn ăn sáng với đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là ăn sáng đúng giờ để có một cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh nguy cơ bị tiểu đường.

Ăn tối muộn

Ăn tối quá muộn, gần với lúc ngủ có thể cũng gây tăng đường huyết, do vậy làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Đây cũng là một thói quen ăn uống không lành mạnh mà các bệnh nhân tiểu đường nên tránh.

Bỏ qua rau xanh và trái cây

Đa số những người thích ăn ngọt, ăn mặn lại không thích ăn rau xanh và trái cây. Trong khi đó, rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, rau xanh và trái cây còn làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, nhờ đó phòng chống nguy cơ tiểu đường.

Nếu bạn bỏ qua rau xanh và trái cây, đặc biệt là các loại rau như rau chân vịt, cải xoong, cải cầu vồng, cải xanh,… hay các loại quả như cam, quýt, bưởi, dâu, đào, lê,… trong thực đơn ăn uống hàng ngày thì đây là môt thiệt thòi rất lớn, khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.

Uống nhiều rượu và thức uống có ga

Rượu hay thức uống có ga chưa bao giờ được đánh giá cao, thậm chí, luôn nằm trong danh sách những thực phẩm cần tránh để tốt cho sức khỏe. Việc uống quá nhiều rượu hay nước ngọt trong những cuộc nhậu nhẹt có thể khiến cơ thể tích tụ lượng lớn chất béo dự trữ, dễ gây ra các chứng bệnh nguy hiểm, trong đó có tiểu đường.

Ăn quá nhiều trứng gà

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cho biết, trứng là thực phẩm thích hợp cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, việc lạm dụng mà tiêu thụ quá nhiều trứng lại có thể gây hại cho đường huyết bởi trứng gà cũng có chứa một lượng cholesterol. Đòi hỏi tuyến tụy phải tiết ra một lượng lớn insulin để ổn định lượng đường trong máu. Tình trạng này lặp đi lặp lại quá thường xuyên sẽ khiến tuyến tụy làm việc quá sức, dẫn đến tổn thương.

Ngoài ra, nếu bạn bị tiểu đường nên ăn trứng ít hơn 3 quả mỗi tuần hoặc bạn chỉ ăn lòng trắng trứng, có thể ăn nhiều hơn.

Ăn quá nhiều đồ ngọt

Khi đường được nạp vào cơ thể thì cơ thể sẽ thực hiện chuyển hóa các phân tử đường. Quá trình chuyển hóa này tác động tiêu cực đến làn da, khiến da đánh mất sự rạng rỡ. Trường hợp nạp quá nhiều đường thì lượng đường không được chuyển hóa hết sẽ tích tụ lại trong cơ thể, gây béo phì và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Do đó, nếu bạn có sở thích ăn bánh, kẹo, chè, nước ngọt,… hay bất kỳ món ăn nào chứa nhiều đường thì cần thay đổi ngay để vừa tốt cho da, vừa phòng tránh béo phì và tiểu đường.

Thức khuya

Thói quen thức khuya có thể làm thay đổi nội tiết tố, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và kháng insulin. Ngoài ra, việc thức khuya cũng khiến cho cơ thể sử dụng đường trong máu không hiệu quả, chất béo tích tụ nhiều hơn gây ra bệnh tiểu đường type 2. Người tiểu đường thường được bác sĩ khuyên nên đi ngủ trước 11 giờ tối.

Uống không đủ nước

Việc uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày không chỉ giúp làm giảm nguy cơ bị đường huyết cao mà còn giúp hỗ trợ hoạt động của chức năng gan, thận để đào thải các chất độc tố ra ngoài cơ thể. Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp làm giảm đến 21% nguy cơ tăng huyết áp.

Nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ khiến cho các cơ quan không thể hoạt động bình thường.

Đối với những người thừa cân và thiếu năng lượng thường sẽ ít được cung cấp nước hơn. Điều này cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh đái tháo đường và sẽ càng tệ hơn nếu bạn thích uống nhiều đường bởi nó sẽ làm tăng lượng calo xấu trong cơ thể.

Ngồi lâu, ít vận động

Nếu bạn chỉ dành khoảng 20 phút để tập thể dục vào mỗi buổi sáng và dành phần lớn thời gian còn lại trong ngày để ngồi lì trên bàn làm việc hoặc thường xuyên dán mắt vào màn hình thiết bị thông minh sẽ dễ gây hại đến sức khỏe của bạn. Việc thường xuyên ngồi mỗi giờ và ít vận động có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên đến 3,4%.

Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên di chuyển để giảm bớt nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Các chuyên gia khuyến nghị rằng, nên tập thể dục thường xuyên kết hợp với việc đi lại hàng ngày ít nhất 60 – 75 phút sẽ giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Tốt nhất cứ sau mỗi 30 phút ngồi thì bạn nên cố gắng rời khỏi bàn làm việc và đi lại loanh quanh vài phút trước khi quay trở lại công việc.

Xem thêm: Top 10 dấu hiệu bị tiểu đường sớm nhất

Trên đây là những thói quen xấu dẫn đến tiểu đường mà bạn cần tránh. Hy vong qua video này sẽ giúp bạn loại bỏ những thói quen xấu này nhằm rèn luyện để có sức khỏe tốt hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi kênh Blog Sống Khỏe nhé.

Thân Trần

View all posts