Người Việt mình thường hay nói miếng trầu là đầu câu chuyện. Và bạn biết không lá trầu không chỉ là món ghiền của nhiều ông bà già xưa mà còn là loại cây thuốc nam trị được rất nhiều bệnh đó nha. Vậy lá trầu không có hình dáng như thế nào? Trị được những loại bệnh nào? Mời các bạn cùng xem vidoe về lá trầu không sau đây nha. Và trước khi vào video bạn Đừng quên đăng ký, nhấn chuông, like và share để nhận thêm nhiều video chia sẽ thông tin hữu ích từ kênh nhé

Đặc điểm nhận dạng của lá trầu

Lá trầu có rất nhiều trên gọi như trầu không, trầu lương, trầu cay, thổ lâu đằng,.. Và nói chính xác hơn trầu là một loại dây leo, rễ cây bén ở các mấu, lá trầu mọc so le, hình tim tròn đôi khi không cân xứng. Nếu nhìn không quen thì nhiều người vẫn hay nhầm lá trầu với lá tiêu.

>>>Xem thêm : 101 Tác Dụng Của Trà Xanh Có Thể Bạn Không Biết Đến

Dược tính trong lá trầu

Theo nghiên cứu cho thấy trong lá trầu có nhiều hoạt chất như:

  • Tinh dầu: đây là thành phần qua trọng đóng vai trò lớn trong tác dụng trị bệnh của lá trầu đó nha. Tinh dầu trong lá trầu này có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên nên có khả năng sát trùng cao, hỗ trợ điều trị cảm lạnh, tiêu viêm hiệu quả
  • Tanin: có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm mạnh mẽ. Ngoài ra hoạt chất này còn có tác dụng tạo một màng mỏng, làm máu đông lại, ngừng chảy nên ứng dụng làm thuốc đông máu và thuốc săn se da
  • Phenol: Các dẫn xuất phenol có mặt trong tinh dầu có những tác dụng sinh học tốt như tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, độc tính tế bào…
  • Ngoài ra trong lá trầu còn chứa rất nhiều protein, chất béo, carbohydrat, chất xơ, chất vô cơ, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B…

Lá trầu trị được bệnh gì

Lá trầu giúp trị bệnh về răng miệng

Có thể nhiều bạn không biết nhưng lá trầu không có rất nhiêu lợi ích cho răng miệng. Không những giúp chắc răng, trị hôi miệng, hạn chế sâu răng mà lá trầu còn có thể giảm các trường hợp chảy máu chân răng. Tất cả những công dụng này là nhờ vào rtong lá trầu có nhiều chất chống oxy hóa và hoạt chất favonoid cùng với tính sát khuẩn cao.

>>>Xem thêm : Đông trùng hạ thảo là gì, tác dụng trị bệnh của đông trùng hạ thảo

Lá trầu giúp giảm đau hiệu quả

Mỗi khi đau do vết bầm, bị trầy da hoặc bị viêm sưng, bạn hãy thử lấy lá trầu giã nát rồi đắp lên vết thương sẽ thấy giảm đau rõ rêt. Điều này cũng đã chứng minh lá trầu có tác dụng như một loại thuốc giảm đau tự nhiên vô cùng an toàn và hiệu quả

Lá trầu giúp giảm lượng Cholesterol xấu trong máu:

Tác dụng tuyệt vời này của lá trầu là nhờ chúng có chứa các hoạt chất eugenol. Chất này có tác dụng ức chế và trung hòa các gốc tự do hình thành cholesterol xấu. Vì vậy lá trầu sẽ có tác dụng giúp ngăn ngừa các bệnh lý như mỡ máu, bệnh tim mạch và gan nhiễm mỡ rất tốt

>>>Xem thêm : Rau càng cua có tác dụng gì, những lưu ý khi sử dụng rau càng cua

Lá trầu có tác dụng trị bị tiểu đường:

Một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân bị tiểu đường thường hay bị tăng đường huyết là khi họ bị căng thẳng dẫn đến mức oxy hóa caoTrong khi đó lá trầu có tác dụng chống lại các oxy hóa này và giúp duy trì sự ổn định lượng đường trong cơ thể. Vì vậy mà nhiều nghiên cứu cho thấy lá trầu cũng có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường loại 2.

Lá trầu giúp hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp

Thường khi xương khớp bị đau nhức thì có nghĩa là vùng khớp đó đang bị viêm. Trong khi đó lá trầu lại chứa nhiều chất có tính sát khuẩn cao, đặc biệt chavicol. Chất này được ví như một loại kháng sinh tự nhiên có thể giúp điều trị tình trạng đau khớp, viêm khớp do viêm nhiễm rất hiệu quả

>>>Xem thêm : Top 10 tác dụng tuyệt vời của cây sả đối với cơ thể

Lá trầu có thể trị mụn nhọt, mẩn ngứa:

Như #Blog-Sống-Khỏe có nhắc nhiều lần là trong lá trầu chứa nhiều chất có tính sát khuẩn cao. Vì vậy từ rất lâu, lá trầu được sử dụng để điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng mà không để lại tác dụng phụ nào.

 

Lá trầu giúp tăng cảm giác thèm ăn

Nói thì bạn không tin nhưng nếu thử ăn lá trầu trước bữa ăn khoảng 30 phút thì bạn sẽ có cảm giác thèm ăn và ăn cơm ngon miệng hơn đấy. Điều này là vì trong lá trầu có chứa hoạt chất polyphenol có trong. Chúng có tác dụng giúp cân bằng pH trong dạ dày làm bạn cảm thấy thèm ăn hơn.

>>>Xem thêm : Bật mí 15 công dụng của trái thơm với sức khỏe

Lá trầu có thể điều trị một số bệnh lý phụ khoa

Như các bạn đã biết thì các bệnh lý phụ khoa chủ yếu là các triệu chứng ngứa, viêm nhiễm cho nấm hoặc vi khuẩn gây ra. Trong khi đó lá trầu có tính sát khuanrar cao. Bởi vậy đây được xem là cây thuốc an toàn và hiệu quả đối với các bệnh lú phụ khoa

Lá trầu giúp điều trị hôi nách

Nguyên nhân dẫn đến hôi nách là do đổ mồ hôi nhiều sau đó ở vùng chân lông có nhiều vi khuẩn sinh sôi gây mùi khó chịu. Và nếu bạn cũng đang gặp phải triệu chứng tế nhị này thì hãy thử dùng lá trầu  giã nát lấy nước cốt và lau lên vùng nách, mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần. Khi đó các chất có tính sát trùng trong lá trầu sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn tận gốc và giảm ngay tình trạng hôi nách nha

>>>Xem thêm : Bật mí công dụng hay của rau đọt choại mọc dại ngoài vườn

Trên đây là những công dụng của lá trầu mà có thể bạn chưa biết. Giờ thì bạn đã biết thêm về 1 cây thuốc quý ở ngay trong vườn nhà mình rồi đúng không nào. Vì thế hãy sử dụng chúng hiệu quả và bảo vệ gia đình mình khỏe mạnh nha. Cảm ơn các bạn đã xem video. Xin chào và hẹn gặp lại trong các video sau

blogsongkhoe

View all posts