Trong cuộc sống hàng ngày, đôi lúc chúng ta sẽ không thường chú ý đến những biểu hiện thay đổi nhỏ của cơ thể chẳng hạn như tình trạng chuột rút chẳng hạn. Dường như đây chỉ là một hiện tượng rất nhỏ nhưng thực tế lại cho thấy chuột rút thì có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Trong video ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau khám phá và tìm hiều về những dấu hiệu sức khỏe ẩn sau hiện tượng chuột rút bạn nhé!

Xem hết video này, bạn sẽ biết nhiều hơn về tình trạng chuột rút qua những thông tin sau:

–       Chuột rút là gì?

–       Nguyên nhân gây chuột rút

–       Chuột rút là dấu hiệu bệnh gì?

–       Cách điều trị khi bị chuột rút

–       Một số lưu ý phòng ngừa chuột rút

Bây giờ thì mình hãy cũng bắt đầu ngay với việc tìm hiểu về:

Chuột rút là gì?

Chuột rút là một hiện tượng cơ bản, mô tả những cơn co thắt cơ mạnh và đau đớn, thường xảy ra một cách đột ngột. Khi mắc phải chuột rút, người bệnh thường sẽ cảm nhận một cơn đau mạnh do sự co thắt cơ cực kỳ nhanh chóng. Những khu vực bị ảnh hưởng bởi chuột rút thì thường sẽ không thể thực hiện bất kỳ chuyển động nào và tình trạng này thường kéo dài trong khoảng vài giây hoặc vài phút.

Chuột rút có thể xảy ra ở nhiều phần khác nhau trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là ở bắp chân và bàn chân. Thường thì chúng xuất hiện khi bạn đang ngủ hoặc mới thức dậy, đôi khi có thể xảy ra trong quá trình vận động. Đây thực sự là một hiện tượng khá phổ biến mà hầu như ai cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời.

Nguyên nhân gây chuột rút

  1.   Vận động quá sức

Khi chúng ta vận động quá mức, đặc biệt là trong các hoạt động thể thao hoặc làm việc với cường độ lớn, cơ bắp có thể trở nên mệt mỏi hoặc bị tổn thương. Và đặc biệt là khi lượng đường trong cơ bắp giảm mà không được bổ sung lại đủ thì trường hợp chuột rút có thể xảy ra khi bạn vận động quá sức đó.

  1.   Thiếu canxi, magiê, kali

Những khoáng chất này quan trọng cho hoạt động cơ bắp. Vì vậy, khi cơ thể thiếu những dưỡng chất này thì có thể gây mất cân bằng điện giải trong cơ thể và dẫn đến chuột rút.

  1.   Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai thường dễ bị chuột rút do nhiều nguyên nhân trong đó bao gồm, vấn đề tăng cân một cách nhanh chóng và tình trạng tích nước trong thời kỳ mang thai thì có thể gây mất cân bằng điện giải và xảy ra tình trạng chuột rút. Đồng thời tại tời kỳ này, nhu cầu canxi của cơ thể mẹ bầu cũng gia tăng, dẫn đến khả năng thiếu canxi và là nguyên nhân gây chuột rút nữa đó.

  1.   Mất cân bằng điện giải

Mất nước và khoáng chất do mồ hôi hoặc uống ít nước cũng có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải, gây chuột rút.

  1.   Căng thẳng và căng thẳng tinh thần

Căng thẳng và căng thẳng tinh thần kéo dài có thể làm tăng hormone, ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim cũng là một trong những yếu tố đóng góp vào nguyên nhân gây chuột rút đó bạn.

Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng chuột rút thì vẫn chưa được công bố một cách chính thức, tuy nhiên những yếu tố trên đều có thể góp phần vào việc gây ra hiện tượng chuột rút đó bạn

Chuột rút là dấu hiệu bệnh gì?

Như đã đề cập, chuột rút là một hiện tượng mà chúng ta thường xuyên gặp phải, thường được coi là một biểu hiện đơn giản của cơ thể. Tuy nhiên, đằng sau sự đau đớn và co thắt cơ, chuột rút có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau đang diễn ra trong cơ thể. Vì vậy, việc hiểu rõ các nguyên nhân và bệnh lý có thể gây ra chuột rút có thể giúp chúng ta nhận biết và giải quyết sớm những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Suy giảm hệ tĩnh mạch và chuột rút

Có tới 70% số người trường hợp chuột rút vào ban đêm có thể liên quan đến bệnh suy giảm hệ tĩnh mạch ở chân. Sự suy giảm này làm tăng khả năng tắc nghẽn mạch máu sâu trong tĩnh mạch, gây tích tụ chất chuyển hóa dưới da. Và khi cơ bắp bị kích thích bởi chất tích tụ này, chuột rút có thể xuất hiện. Đặc biệt, điều này sẽ thường xuyên xảy ra với những người phải đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài.

Bệnh lý về tuần hoàn máu và chuột rút

Bên cạnh suy giảm tĩnh mạch thì các vấn đề về tuần hoàn máu, như thiếu máu, huyết áp cao, hoặc các bệnh lý về tim mạch, có thể tác động đến sự lưu thông máu đến các cơ bắp. Khi cơ bắp không nhận được đủ lượng oxy và dưỡng chất cần thiết, thì có thể sẽ là nguyên nhân đến tình trạng chuột rút ở người bệnh đó nhé.

Tiểu đường và chuột rút

Người mắc bệnh tiểu đường thường gặp vấn đề về tuần hoàn máu và dây thần kinh. Do sự tổn thương dây thần kinh có thể gây ra tình trạng chuột rút bởi ảnh hưởng đến hoạt động cơ bắp. Ngoài ra, việc kiểm soát không tốt tiểu đường có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải và chuột rút.

Suy thận và chuột rút

Bệnh suy thận có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải và chuột rút. Bởi sự suy giảm chức năng thận thì có thể ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ các chất thải khỏi cơ thể, đóng góp một phần không nhỏ dẫn đến hiện tượng chuột rút ở người bệnh.

Cách điều trị khi bị chuột rút

Tình trạng chuột rút có thể làm cho người bệnh trở nên lo lắng và khó chịu. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp bạn có thể thử để giảm tình trạng này tại nhà như sau:

  1. Duỗi cơ nhẹ nhàng

Khi cơ thể bạn bất chợt gặp phải tình trạng chuột rút, hãy tập trung vào việc duỗi và kéo nhẹ nhàng cơ bắp vùng da bị chuột rút. Một biện pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện là gập chân ở đầu gối, sau đó kéo ngược chân về phía bụng và giữ yên trong khoảng 20-30 giây đến khi các triệu chứng của chuột rút được giảm thiểu nhé. Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể thực hiện việc tương tự cho các cơ bị chuột rút khác trên cơ thể.

  1. Massage vùng bị chuột rút:

Hãy thử điều trị chuột rút với một vài động tác massage nhẹ nhàng chẳng hạn như bạn vuốt dọc vùng cơ xung quanh vùng bị chuột rút để tăng cường lưu thông máu và thư giãn cơ bắp. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng lòng bàn tay hoặc các ngón tay để sử dụng một lực nhẹ và sau đó tiến hành vuốt nhóm cơ bị chuột rút theo hình tròn hoặc theo chiều dọc để giảm đau và ngăn ngừa tình trạng chuột rút tái phát nhé.

  1. Chườm nóng

Sử dụng nhiệt độ ấm từ túi chườm, chai nước nóng hoặc khăn ấm để chườm lên vùng cơ bị chuột rút khi bị chuột rút bạn sẽ. Thì nhiệt độ từ phương pháp chườm này thì có thể giúp tăng cường lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, từ đó giúp giảm tình trạng chuột rút.

  1. Uốn cong ngón chân

Nếu bạn bị chuột rút ở bàn chân hoặc ngón chân, bạn có thể nắm bàn chân hoặc các ngón chân và kéo căng hết cỡ. Biện pháp này có thể sẽ khá đau, tuy nhiên thường thì nó lại là các điều trị rất hiệu quả để giúp cơ bắp nhanh chóng thoát khỏi tình trạng chuột rút.

  1. Đi chân trần trên sàn nhà

Bạn có thể thực hiện các điều trị chuột rút này bằng cách đi chân trần trên sàn nhà và tì ngón chân lên sàn, sau đó cử động các ngón chân và kéo căng ngón chân ra. Hành động này có thể sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu và giảm chuột rút hiệu quả hơn.

  1. Sử dụng thuốc và chăm sóc đúng cách

Nếu tình trạng chuột rút không được cải thiện bằng các biện pháp trên, bạn có thể thử sử dụng thuốc như vitamin E, thuốc giãn cơ hoặc thuốc chống viêm không steroid theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để điều trị tình trạng chuột rút nhé.

Một số lưu ý phòng ngừa chuột rút

–       Duy trì thói quen vận động: Vận động nhẹ nhàng hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ, tập yoga, hoặc tập thể dục nhẹ, thì có thể giúp cơ bắp duy trì sự linh hoạt và giảm nguy cơ chuột rút.

–       Massage cơ bắp: Thường xuyên massage nhẹ nhàng các vùng cơ bắp có khả năng bị chuột rút giúp thư giãn và làm giảm nguy cơ co thắt cơ gây chuột rút.

–       Tập giãn cơ chân: Trước khi đi ngủ, bạn nên dành thời gian giãn cơ chân và thực hiện một vài động tác đứng lên, ngồi xuống vài lần để giúp cơ bắp được linh hoạt.

–       Đảm bảo thư giãn và tránh căng thẳng: Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng kiểm soát stress như tập thở sâu, yoga, hay thiền để giảm nguy cơ chuột rút do căng thẳng.

–       Chườm nóng: Một trong những biện pháp phòng ngừa chuột rút cực đơn giản lại rất hiệu quả đó là tắm nước ấm, biện pháp này thì có thể giúp thư giãn cơ bắp và giảm nguy cơ chuột rút đó bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng túi chườm nóng để sử dụng liệu pháp áp dụng nhiệt độ lên các vùng có khả năng bị chuột rút để hạn chế nguy cơ mắc bệnh bạn nhé.

–       Duy trì cân bằng điện giải: Uống đủ nước và bổ sung các khoáng chất như canxi, magiê, kali thông qua chế độ ăn uống thì cũng sẽ góp một phần không nhỏ giúp đẩy lùi các triệu chứng của chuột rút.

Và trên đây là thông tin về bênh chuột rút và một vài loại bệnh mà chuột rút có thể là dấu hiều nhận biết của chúng. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng được kế hoạch chăm sóc sức khỏe thật an toàn và khoa học nha. Ngoài ra, nếu bạn cũng quan tâm đến những dấu hiệu nhận biết bệnh khác, hãy tham khảo một vài video mà Blog Sống Khỏe đính kèm ở phần mô tả nhé. Nếu thích video này, đừng quên để lại like, share, đăng ký và nhấn chuông để có thể tiếp tục đón xem những video mới từ kênh nhé. Cảm ơn các bạn đã xem hết video, xin chào và hẹn gặp lại ở những video lần sau.

 

Thân Trần

View all posts