Chảy máu cam hay chảy máu mũi là một hiện tượng phổ biến mà hầu hết chúng ta đã từng chảy qua ít nhất một lần trong đời. Bệnh chảy máu cam thì thường sẽ không nguy hiểm tuy nhiên không thể phù nhật rằng chảy máu cam thật sự gây ra một vài lo lắng cũng như sự phiền toái. Trong video ngày hôm nay, Blog Sống Khỏe sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, cách xử lý khi không may chảy máu cam và quan trọng nhất là tìm hiểu xem liệu chảy máu cam là dấu hiệu của bệnh gì nhé.
Đồng thời, xem hết video này, bạn sẽ nắm được thông tin về một số những nội dung sau:
- Chảy máu cam là gì?
- Phân loại bệnh chảy máu cam
- Nguyên nhân gây chảy máu cam
- Chảy máu cảm là dấu hiệu bệnh gì?
- Cách điều trị khi bị chảy máu cam
- Một số lưu ý phòng ngừa tình trạng chảy máu cam
Bây giờ thì cùng bắt đầu ngay video và tìm hiểu
Chảy máu cam là gì?
Chảy máu mũi, hay còn là chảy máu cam, là tình trạng máu chảy ra từ mạch máu nhỏ bên trong mũi do bị tổn thương. Thường thì chảy máu cam sẽ xuất hiện ở một bên mũi, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp đặc biệt xảy ra ở cả hai bên nhưng rất hiếm gặp.
Như đã nói trước đó, hầu hết mọi người đều từng gặp phải tình trạng chảy máu cam ít nhất một lần trong đời từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi, nó có thể là chính bản thân bạn bị chảy máu cam hoặc bạn chứng kiến người thân bạn bè bị chảy máu cam. Tuy nhiên hãy yên tâm rằng chảy máu cam thì không phải một loại bệnh mà là triệu chứng chung do nhiều nguyên nhân gây ra. Thông thường thì chảy máu cam là một triệu chứng nhẹ và có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách thì nó có thể để lại những biến chứng nguy hiểm sau này. Để có thể điều trị chảy máu cam đúng cách trước hết chúng ta cần biết cụ thể về những loại chảy máu cam và nguyên nhân của chúng. Vì vậy, sau đây sẽ là
Phân loại bệnh chảy máu cam
Thông thường, chảy máu cam sẽ được chia thành hai loại là chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau, trong đó:
– Chảy máu mũi trước: là tình trạng chảy máu ở phần trước của mũi. Có thể nói đây là loại chảy máu cam phổ biến nhất, chiếm đến khoảng 90% trong tổng số các trường hợp chảy máu mũi. Điều này là vì, ở loại chảy máu cam này, máu chảy từ vách ngăn giữa hai lỗ mũi, nơi có hệ thống mạch máu dày đặc và dễ bị tổn thương đó bạn. Với tình trạng chảy máu mũi trước thường lượng máu sẽ chảy ít nhưng lại kéo dài ở một bên mũi. Máu chảy từ niêm mạc mũi ra mũi trước là do màng nhầy trở nên quá khô, thường gặp ở những người sống trong môi trường có khí hậu lạnh lẽo, hanh khô hoặc do sử dụng điều hóa không khí hoặc lò sưởi trong thời gian dài. Đây chính là lí do khiến niêm mạc mũi bị khô, mất tính đàn hồi, bị nứt nẻ và dẫn đến tinh trạng chảy máu cam đó bạn. Tình trạng chảy máu mũi trước thì không quá nguy hiểm nhưng vẫn cần được cấp cứu và xử lý kịp thời để tránh trường hợp nguy hiểm nhé các bạn.
– Chảy máu mũi sau: đây là một tình trạng hiếm và phức tạp hơn so với chảy máu cam trước. Chảy máu mũi sau là khi máu chảy từ các phần ở sâu bên trong mũi, thường gặp nhiều hơn ở những người cao tuổi, người có huyết áp cao hoặc từng bị chấn thương ở vùng mặt. Triệu chứng của loại chảy máu cam này là máu thường chảy ở cả hai bên mũi, lượng máu mất khá nhiều và thậm chí là có thể chảy ngược ra sau và đi vào cổ họng. Trong trường hợp này, bạn cần lập tức tìm đến sự giúp đỡ y tế vì chảy máu từ phía sau mũi thường khó kiểm soát và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bạn nha.
Nguyên nhân gây chảy máu cam
Chảy màu cam thì thường xảy ra khá đột ngột và khó để tự xác định nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, sau đây sẽ là một số nguyên nhân có thể khiến các mạch máu mũi bị vỡ, dẫn đến chảy máu cam như sau:
- Khí hậu khô: Sống trong môi trường hanh khô có thể là một nguyên nhân làm khô niêm mạc trong mũi, làm mạch máu dễ bị tổn thương và gây chảy máu.
- Chấn thương trên mặt: Chấn thương, va chạm hoặc phẫu thuật mũi thì có thể làm rạn nứt hoặc vỡ các mạch máu nhỏ trong mũi, gây chảy máu.
- Viêm mũi và xoang: Viêm mũi và viêm xoang khiến mô mủ trong khoang mũi trở nên dày đặc và làm tắc nghẽn các mạch máu, gây chảy máu cam. Ngoài ra, viêm xoang cấp hoặc mạn tính cũng có thể khiến niêm mạc xoang tổn thương và gây chảy máu cam.
- Môi trường khói và hóa chất: Tiếp xúc với khói, hóa chất hay chất gây kích ứng khác có thể làm tổn thương niêm mạc mũi và gây chảy máu.
- Thuốc lá và cồn: Hút thuốc lá hoặc uống cồn có thể làm tổn thương niêm mạc mũi và tăng nguy cơ chảy máu.
- Sự thay đổi hormone: Sự biến đổi hormone trong cơ thể, như trong giai đoạn dậy thì, mang thai hay mãn kinh, có thể làm niêm mạc mũi mỏng và dễ chảy máu.
- Sử dụng thuốc kháng đông: Một số loại thuốc kháng đông có thể làm giảm quá trình đông máu và gây chảy máu cam.
- Bị cảm lạnh, dị ứng: Khi bị cảm lạnh và dị ứng, dịch nhầy trong khoang mũi nhiều khiến người bệnh khó chịu và liên tục xì mũi. Việc xì mũi với cường độ mạnh gây tổn thương đến niêm mạc mũi và gây ra tình trạng chảy máu cam.
- Thiếu vitamin C, K: cơ thể sẽ dễ gặp phải tình trạng chảy máu cam nếu thiếu vitamin C và vitamin K bởi vitamin C thì giúp củng cố cho độ bền của thành mạch còn vitamin K thì lại đóng góp lớn vào quá trình đông máu, hạn chế tình trạng chảy máu cam.
Chảy máu cam là dấu hiệu bệnh gì?
1. Viêm mũi và xoang
Viêm nhiễm mũi và xoang là một trong những nguyên nhân phổ biến gây chảy máu mũi cam. Bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang kéo dài sẽ là nguyên nhân làm mô niêm mạc trong mũi trở nên viêm, xuất hiện dịch nhầy và làm mạch máu trong dễ bị tổn thương, gây chảy máu.
2. Bệnh lý về máu
Rối loạn đông máu, thiếu các yếu tố đông máu quan trọng, các bệnh liên quan đến tế bào máu hay suy tủy cũng có thể gây chảy máu mũi.
3. Các bệnh nội tiết
Một số loại bệnh nội tiết như bệnh tuyến giáp, tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, hay các rối loạn hormone khác cũng có thể ảnh hưởng đến mạch máu và gây chảy máu mũi.
4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị
Một số loại thuốc như thuốc chống đông máu (aspirin, warfarin), thuốc gây co mạch (cốcain), hoặc thuốc chống viêm có thể gây chảy máu mũi nếu có tình trạng thuốc không được xử dụng đúng cách hoặc bệnh nhân kích ứng với thuốc.
5. Khối u
Các khối u mũi, u mao mạch, ung thư vòm mũi họng, ung thư sàng hàm, hoặc các khối u khác có thể gây chảy máu mũi.
6. Phình mạch, dị dạng mạch máu ở mũi
Một số người có thể trạng đặc biệt, các mạnh máu bị phình hoặc xuất hiện dị dạng mạch máu ở mũi, chúng dễ bị tổn thương và có thể là nguyên nhân gây chảy máu mũi.
Cách điều trị khi bị chảy máu cam
Tùy từng trường hợp mà bệnh chảy máu cảm có thể xảy ra ở mức từ nhẹ đến nặng, nhưng dù cho nó ở mức độ nào thì bệnh nhân chảy máu cam vẫn cần được sơ cứu kịp thời để tránh gây phiền toái và hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Sau đây là cách điều trị khi bị chảy máu cam tại nhà để bạn có thể tham khảo nếu gặp trường hợp trên nhé:
1. Đặt bệnh nhân ở tư thế ngồi
Bệnh nhân nên ngồi thẳng, không nằm, và đầu hơi cúi về phía trước. Có thể nhiều người theo thói quen, khi gặp trường hợp chảy máu cam thì sẽ ngửa đầu với hy vọng dòng chảy của máu sẽ không chảy ra ngoài nữa. Tuy nhiên, cách làm này lại khá nguy hiểm vì điều này đôi khi lại khiến máu độc chạy ngược xuống họng. Cách làm đúng sẽ là hơi cúi đầu về phía trước nhằm tránh xảy ra tình trạng máu chảy vào họng và hạn chế kích thích các triệu chứng buồn nôn. Sau đó, bệnh nhân có thể dùng ngón tay ép chặt cánh mũi bên chảy trong khoảng 5-10 phút.
2. Nếu máu vẫn chảy sau 5-10 phút
Nếu máu vẫn chảy không ngừng, bệnh nhân nên tiếp tục ép chặt cả hai cánh mũi và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình di chuyển, không nên nhét bông hoặc các dụng cụ khác vào mũi, vì điều này có thể làm kích thích chảy máu thêm.
3. Đi cùng người nhà
Trong quá trình di chuyển, nên có người nhà đi cùng để hỗ trợ và xử lý các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trên đường đến bệnh viện và trong quá trình điều trị tại bệnh viện bạn nha.
Khi tình trạng chảy máu mũi có dấu hiệu chậm lại hoặc dừng hẳn, hãy cho bệnh nhân uống một ít nước để tránh trường hợp cơ thể bị mất nước nhé. Nếu được thì nên nghỉ ngơi trong môi trường không khí không quá hanh khô, nhằm làm dịu tình trạng nhạy cảm của mũi.
Một số lưu ý phòng ngừa tình trạng chảy máu cam
Để hạn chế nhất có thể tình trạng bị chảy máu cam, bạn cần lưu ý hạn chế ngoáy mũi quá mạnh; sử dụng khẩu trang khi thời tiết khô, quá nóng hoặc quá lạnh; tránh ngồi lâu trong môi trường sưởi và điều hòa vì nó có thể làm khô niêm mạc mũi và ăn uống đủ chất, đặc biệt là bổ sung đủ lượng vitamin C giúp tăng cường đề kháng, giảm nguy cơ chảy máu cam bạn nha.
Và đó là những thông tin về bệnh chảy máu cam mà Blog Sống Khỏe đã tìm hiểu để bạn biết thêm về tình trạng này. Hy vọng qua video này bạn sẽ nắm được những thông tin hữu ích. Nếu thích video này, đừng quên like, share, đăng ký và ấn chuông để có thể tiếp tục đón xem những video về sức khỏe từ kênh. Cảm ơn các bạn đã xem hết video, xin chào và hẹn gặp lại!