Bỏng da là trường hợp da bị tổn thương chủ yếu là do nhiệt, điện, hóa chất,… Và bạn cũng không nên xem thường vì bỏng da có thể gây hỏng mô mà còn ảnh hưởng đến xương và cơ bắp đồng thời kèm theo cảm giác đau rát khó chịu nữa. Vậy khi bị bỏng ta nên làm gì? Có cách điều trị bỏng tại nhà cho các trường hợp nhẹ? Những cách tự trị bỏng sai lầm nào nên tránh? Tất cả những thắc mắc đó #Blog-Sống-Khỏe sẽ giải đáp trong video này, bạn xem kỹ nha.
Vết bỏng được chia thành các cấp độ thế nào
Như #Blog-Sống-Khỏe nói ở trên thì nguyên nhân dẫn đến bỏng da có rất nhiều. Vì thế tùy vào mức độ nặng nhẹ mà các vết bổng sẽ chia làm 4 nhóm cụ thể:
- Bỏng cấp độ 1: Da bị đỏ, sưng nhẹ và không bị phồng rộp hay xuất hiện biến chứng nguy hiểm, ít có nguy cơ để lại sẹo trên da.
- Bỏng cấp độ 2: Da bị phỏng và dày lên do ảnh hưởng trực tiếp đến lớp mô da bên trong.
- Bỏng cấp độ 3: Da bị tổn thương sâu vào lớp bên trong, đồng thời có những tác động lên dây thần kinh khiến tê liệt dây thần kinh. Vùng da bị bỏng thường có màu trắng, xám hoặc đen.
- Bỏng cấp độ 4: Đây là cấp độ nguy hiểm nhất, gây ra những tổn thương ăn sâu vào đến tận gân và xương.
Trong đó vết bỏng độ 3 và độ 4 là các mức độ nghiêm trọng và bạn chỉ nên điều trị tại bệnh viện. Đa số tình trạng bỏng độ 1 và độ 2 với vết bỏng có đường kính nhỏ hơn 2,5cm có thể được điều trị tại nhà.
Cách sơ cứu khi bị bỏng
Đối với trường hợp bỏng nhẹ cấp độ 1 và 2:
Tưới nước mát lên vết bỏng từ 10-15 phút hoặc ngâm vết bỏng trong nước mát cho đến khi hết đau. Vết bỏng được làm mát sẽ đỡ phù nề và làm dịu cảm giác đau do da được hạ nhiệt. Sau đó, bạn có thể rửa lại vùng da bị bỏng bằng xà phòng dịu nhẹ và nước. Việc này sẽ ngăn tình trạng nhiễm trùng phát triển và vết thương nhanh lành hơn. Bạn cũng lưu ý tuyệt đối không dùng nước đá, đá lạnh đắp vào vế bỏng vì chúng làm cho tình trạng bỏng bị nặng hơn và dễ bị hoại tử hơn đấy
- Tháo trang sức hoặc bất cứ thứ gì thắt chặt khỏi vùng tổn thương bỏng trước khi bị phù nề.-
- Không làm vỡ các bọng nước. Nếu bọng nước vỡ, làm sạch nhẹ nhàng vùng tổn thương bằng nước, bôi thuốc mỡ kháng sinh, và che phủ tổn thương bằng một miếng băng gạc không dính.
- Bôi kem dưỡng ẩm hoặc kem hydrocortisone liều thấp vì nó có thể làm giảm đau trong một số trường hợp
- Nếu cần thiết có thể sử dụng thuốc giảm đau
>>> Xem thêm : Tất Tần Tật Về Cúm : Cúm Là Gì ? Cách Phòng Tránh Và Điều Trị Cúm
Đối với trường hợp bỏng nặng cấp độ 3 – 4:
Khi bị bỏng độ 3 phải gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong khi đợi xe cấp cứu cần:
- Nâng vùng tổn thương bỏng cao hơn tim nếu có thể.
- Tháo trang sức hoặc bất cứ thứ gì thắt chặt khỏi vùng tổn thương.
- Sử dụng băng ẩm mát hoặc quần áo sạch che phủ vùng tổn thương bỏng.
- Không nhúng tổn thương bỏng nặng và rộng trong nước lạnh vì sẽ dễ làm mất nhiệt cho cơ thể.
Cách điều trị bỏng tại nhà
1. Cách điều trị bỏng bằng cây lô hội
Cây lô hội hay còn gọi là cây nha đam có tác dụng làm dịu cảm giác đau rác của vết bỏng đồng thời cũng giúp đẩy nhanh việc tái tạo tế bào da mới làm lành tổn thương da
Và cách trị bỏng bằng nha đam cực đơn giản. Bạn chỉ cần cắt lá cây lô hội gọt vỏ, rửa sạch phần nhựa vàng rồi đắp vào vết bỏng trong 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 -3 lần để nhanh khỏi nha.
>>> Xem thêm : Bật mí 9 cách chống ngủ ngáy hiệu quả, áp dụng sẽ khỏi
2. Cách điều trị bỏng bằng Trà đen
Theo nghiên cứu thì trong trà đen chứa axit tannic có thể giúp bạn giảm đau và khó chịu do bỏng. Vì vậy khi bị bỏng nhẹ bạn nên đổ túi trà vào nước ấm trong vài phút. Sau đó làm ngụi nước trà rồi dùng miếng gạt sạch thấm nước trà đắp vào vết bỏng. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng túi trà ướt để đặt trên vết bỏng.
3. Cách điều trị bỏng bằng Giấm
Có thể bạn chưa biết nhưng giấm có đặc tính khử trùng và chất làm se nên rất hữu ích trong việc chữa bỏng nhẹ và nhiễm trùng. Vì vậy khi bị bỏng nhẹ bạn có thể dùng giấm trắng hoặc giấm táo pha với nước rồi láy dung dịch đó rửa sạch vùng da bị bỏng. Tiếp đến dùng 1 miếng gạt sạch thấm giấm rồi đắp lên vết bỏng. Thay băng sau 2-3 giờ.
>>> Xem thêm : Top 10 cách đơn giản để giảm thiểu căng thẳng
4. Cách điều trị bỏng bằng Lá mã đề
Lá mã đề trị bỏng hiệu quả nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Và để trị bỏng bằng lá mã đề thì bạn hái 1 nắm lá mã đề rửa sạch rồi giã nhuyễn sau đó lấy meengs gạt sạch thấm nước lá mã đề đắp lên vết bỏng. 1 – 2h thay gạt 1 lần
5. Cách điều trị bỏng bằng Nước ép hành tây
Trong nước ép hành có chứa hợp chất lưu huỳnh có thể làm giảm đau và giúp làm giảm nguy cơ mụn nước khi bị bỏng rất hiệu quả. Vì thế khi bị bỏng bạn hãy cắt một củ hành rồi đem ép lấy nước sau đó thấm lên gạt và đắp vào vết bỏng.
>>> Xem thêm : 10 cách trị bệnh hôi miệng dứt điểm tại nhà
Những cách trị bỏng sai lầm nên tránh
1. Cách trị phỏng bằng bơ
Nhiều người truyền tai nhau là bơ có khả năng trị bỏng. Tuy nhiên bạn biết không, bơ có tính giữ nhiệt và cũng chứa nhiều vi khuẩn. Vì vậy nếu dùng bơ trị bỏng có thể gây nhiễm trùng và làm vết bỏng nặng hơn
2. Sai lầm khi trị bỏng bằng Dầu thiên nhiên
Tương tự như bơ thì dầu dừa, dầu ô liu cũng có tính giữ nhiệt nên không có khẳ năng làm dịu cơn đau rát khi bị bỏng của bạn đâu. Mà thay vào đó chúng sẽ có tác dụng phục hồi làn da bị tổn hại nên giúp vết sẹo bỏng lành nhanh hơn, tránh để lại sẹo thôi.
>>> Xem thêm : Top 8 cách trị nhiệt miệng tại nhà nhanh nhất
3. Cách trị bỏng bằng lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng thường chưa nhiều vi khuẩn. Nên nếu dùng lòng trắng trứng đắp lên vết bỏng chỉ giúp bạn có cảm giác mát hơn thôi nhưng ngược lại vết bỏng có thể bị nhiễm trùng và trở nặng hơn.
4. Trị bỏng bằng Kem đánh răng
Mặc dù nhiều người thường truyền tai nhau rằng thoa kem đánh răng lên chỗ bỏng có thể làm dịu vết thương nhưng điều này không hề đúng chút nào. Ngược lại, kem đánh răng còn gây kích ứng chỗ bỏng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng. Nên hãy bỏ ngay suy nghĩ dùng kem đánh răng trị bỏng nha
Trên đây #Blog-Sống-Khỏe chia sẻ cho bạn đầy đủ thông tin và hướng dẫn cách xử lý, điều trị bỏng tại nhà rồi. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh nha. Cảm ơn bạn đã xem video và đừng quên đăng ký nhấn chuông, like và share để nhận nhiều video chia sẻ thông tin hữu ích từ kênh nha.
>>> Xem thêm : Mách bạn 10 cách hạ sốt tại nhà nhanh mà hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em