Trĩ là một căn bệnh khó nói và nhiều người mắc bệnh trĩ phải âm thầm chịu đựng hoặc từ tìm cách điều trị bằng các bài thuốc dân gian cho đến khi bện trở nặng mới chịu đi khám bác sĩ. Vậy bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ? Cách điều trị cũng như các phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào mới hiệu quả. Mời bạn cùng #Blog-Sống-Khỏe tìm hiểu kỹ hơn về bệnh trĩ qua video này để hiểu thêm về bệnh và có cách bảo vệ sức khỏe cho cả nhà nha

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh Trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom (theo cách gọi của dân gian), đây là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép quá nhiều.

Nói theo các chuyên gia thì đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu do nhiều tác động khác nhau khiến cho những đám rối tĩnh mạch của hậu môn trực tràng giãn ra, những búi trĩ này sẽ to dần lên do máu tĩnh mạch bị ứ đọng. Bên cạnh đó tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ.

>>>Xem thêm : 10 cách trị bệnh hôi miệng dứt điểm tại nhà

Các loại bệnh trĩ

Tùy vào vị trí hình thành của búi trĩ mà bệnh trĩ được chia làm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại:

Trĩ nội

Trĩ nội là khi búi trĩ hình thành phía trong hậu môn, bên ngoài không nhìn thấy được. Tuy nhiên bệnh trĩ nội lại được chia ra thành 4 cấp độ khác nhau gồm:

  • Độ I: trĩ không sa ra ngoài.
  • Độ II: trĩ sa ra ngoài và tự tụt vào trong hậu môn sau khi đại tiện.
  • Độ III: trĩ sa ra ngoài và phải dùng tay để đẩy lại vào trong.
  • Độ IV: trĩ sa ra ngoài và không thể tự đẩy lại vào trong.

Và tùy và mức độ nghiêm trọng của búi trĩ mà sẽ có cách điệu trị khác nhau

>>>Xem thêm : 8 nguyên nhân gây bệnh TIM nhiều người chủ quan

Trĩ ngoại

Trĩ ngoại là khi búi trĩ nằm ở dưới đường lược, xuất phát từ đám rối trĩ ngoại (mạch trực tràng dưới) và lòi ra bên ngoài hậu môn giống như một đoạn thịt thừa có thể sờ tay thấy.

Các Triệu chứng bệnh trĩ

Bệnh trĩ tuy không nguy hại đến tính mạng người bệnh nhưng chúng lại mang đến cảm giác khó chịu. Trong đó các triệu chứng cụ thể như

  • Chảy máu nhưng không đau trong quá trình đi tiêu. Đây là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất khi bị bệnh trĩ. Và nếu bạn để ý sẽ thấy ban đầu chỉ là một lượng máu màu đỏ tươi rất ít. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.
  • Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
  • Cảm giác đau hoặc khó chịu, với nhiều mức độ từ đâu ít đến đau nhiều do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.
  • Sưng vùng quanh hậu môn
  • Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau

>>>Xem thêm : Bệnh mất ngủ – 8 bài thuốc đơn giản hiệu quả ngay tại nhà

Bên cạnh đó sau khi hình thành búi trĩ thì triệu chứng giữa trị nội và trĩ ngoại cũng khác nhau.

  • Trĩ ngoại: do búi trĩ nằm bên ngoài nên mỗi khi vận động đều có cảm giác đau rát khó chịu, do hần búi trĩ dễ bị tổn thương do tác động bên ngoài
  • Trĩ nội: thường không có cảm giác đau và bạn chỉ có thể phát hiện khi thấy hậu môn bị chảy máu cho đến khi búi trĩ sa ra ngoài hậu môn.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ đến từ thói quen hoặc bệnh lý như:

  • Rặn khi đi cầu
  • Ngồi lâu trên bồn cầu
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
  • Béo phì
  • Mang thai
  • Giao hợp qua đường hậu môn
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Do tuổi tác vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.

>>>Xem thêm : 8 Bệnh về da liễu thường gặp nhất vào mùa hè

Cách điều trị bệnh trĩ

Ngày nay bệnh trĩ hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nên hạn hoàn toàn có thể yên tâm.

  • Với những bệnh nhân bị trĩ giai đoạn đầu thường được bác kỹ khuyên tăng cường chất xơ, hạn chế các chất kích thích như rượu, ớt và tránh vận động mạnh. Bên cạnh đó kết hợp ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm triệu chứng đau, viêm và bôi thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch
  • Với những trường hợp bệnh trị nặng hơn, búi trĩ hình thành thì sẽ tiến hành cắt búi trĩ bằng nhiều phương pháp như tiểu phẫu, thắc bằng dây thun, chính xơ mạch máu,… để loại bỏ búi trĩ.

>>>Xem thêm : Top 9 bệnh viện điều trị vô sinh hiếm muộn hay nhất Tp.Hồ Chí Minh

Cách phòng ngữa bệnh trĩ

  • Ăn thực phẩm nhiều chất xơ và uống nhiều nước để đi cầu được dễ hơn
  • Không rặn mạnh khi đi cầu vì sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
  • Không được nhịn đi cầu khi có nhu cầu vì niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.
  • Tập thể dục mỗi ngày đê ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch.
  • Tránh ngồi lâu: đặc biệt là khi đi vệ sinh vì chúng làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.

Trên đây là những thông tin về bệnh trĩ mà #Blog-Sống-Khỏe muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ hiểu thêm về bệnh trĩ, cách điều trị và phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho cả nhà nha. Cảm ơn các bạn đã xem video. Đừng quên đăng ký, nhấn chuông, like và share để nhận thêm nhiều video chia sẽ thông tin hữu ích từ kênh nhé . Xin chào và hẹn gặp lại trong các video sau

>>>Xem thêm : Rau lang và 10 công dụng trị bệnh tuyệt vời ít ai biết

blogsongkhoe

View all posts