Bệnh thoái hóa đốt sống cổ, một trong những tình trạng khớp xương thường gặp ở người trung niên đã trở thành một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên toàn thế giới. Và tất nhiên, với những triệu chứng đau nhức khó chịu, bênh thoái hóa đốt sôngs cổ không chỉ gây ra những cảm giác không thoải mái cho người bệnh mà còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hoạt động hàng này của bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổt. Trong video ngày hôm nay, Blog Sống Khỏe sẽ tổng hợp các thông tin mới nhất về loại bệnh thoái hóa đốt sống cổ nhằm cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về loại bệnh này cũng như là các đối phó với nó.
Và nếu xem hết video này, bạn sẽ nắm được những thông tin về:
- Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì?
- Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
- Nguyên nhân bị thoái hóa đốt sống cổ
- Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ
- Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là một quá trình tự nhiên xảy ra khi các thành phần của cột sống cổ bắt đầu suy yếu về mặt cấu trúc và chức năng. Cụ thể, các thành phần chính trong cột sống cổ bao gồm sụn, đĩa đệm, dây chằng và xương. Khi lão hóa tiến triển, các đĩa đệm giữa các đốt sống cổ mất đi sự đàn hồi ban đầu, dẫn đến việc mất cân bằng và tổn thương. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như đau cổ, cứng khớp và giới hạn chức năng của cột sống cổ nhất là khi bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ phải vận động cổ hoặc sau khi thức giấc. Bệnh này thường liên quan đến tuổi tác và được xem là một biểu hiện tự nhiên của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, bệnh thoái hóa đốt sống cổ lại có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và gây ra các triệu chứng không thoải mái cho người bệnh.
Như đã đề cập, thoái hóa cột sống cổ là một trong những bệnh lý phổ biến ở người lớn trung niên và người cao tuổi. Đa số người trên 30 tuổi đã có một số dấu hiệu của quá trình thoái hóa, và tỷ lệ này tăng lên đáng kể ở người từ 60 tuổi trở lên. Các vị trí phổ biến nhất của thoái hóa đốt sống cổ thường nằm ở đoạn C5-C6-C7, mặc dù nó có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào trong cột sống cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Đúng là thoái hóa cột sống cổ thì có thể gây ra nhiều vấn đề và khó khăn cho người bệnh, mặc dù vậy nhưng thoái hóa đốt sống cổ lại không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến mạng sống người mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, thoái hóa đốt sống cổ lại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng quát của người bệnh như:
- Đau đớn gây hạn chế chức năng cổ
Thoái hóa cột sống cổ thường gây ra đau cổ và cứng khớp, giới hạn khả năng vận động và làm việc của người bệnh. Điều này lại gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống hàng ngày và làm hiệu suất lao động một cách nghiệm trọng ở người mắc thoái hóa đốt sống cổ.
- Triệu chứng thần kinh
Trong một số trường hợp, thoái hóa cột sống cổ còn có thể gây ra những áp lực lên dây thần kinh cổ và dẫn đến các triệu chứng như tê bì, mất cảm giác, và yếu cơ ở tay.
- Tình trạng suy giảm của đĩa đệm
Thoái hóa đốt sống cổ cũng kéo theo đĩa đệm bị thoái hóa đến sự suy giảm đáng kể về độ dày và đàn hồi của đĩa bện bệnh nhân. Trong trường hợp nặng, nó thậm chí còn có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về cột sống không ổn định, gây ra cảm giác mất cân bằng và thậm chí là gia tăng nguy cơ gãy xương.
- Yêu cầu phẫu thuật
Trong một số trường hợp thoái hóa đốt sống cổ nặng, khi mà các biện pháp điều trị không còn đạt hiệu quả hoặc triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ trở nên quá nặng nề, phẫu thuật có thể là biện pháp cần thiết để giữ cho cột sống bệnh nhân bệnh thoái hóa đốt sống cổ được ổn định và giảm bớt các triệu chứng đau nhức, khó chịu.
Nguyên nhân bị thoái hóa đốt sống cổ
Tuy thoái hóa cột sống cổ thường là một quá trình lão hóa tự nhiên của tuổi tác ở con người, nhưng các yếu tố như môi trường, lối sống và thói quen hàng ngày cũng được chứng minh rằng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình gây nên tình trạng thoái hóa đốt sống cổ ở người bệnh này. Sau đây sẽ là một số nguyên nhân chính được cho là gây ra bệnh thoái hóa cột sống cổ:
- Hoạt động sai tư thế hoặc ít vận động
Làm việc trong một thời gian dài ở tư thế không đúng hoặc ít vận động sẽ làm tăng áp lực lên các đốt sống cổ vàgây ra sự mất cân bằng và tổn thương ở cột sống. Cụ thể là những công việc yêu cầu người lao động phải hoạt động phần cổ nhiều như cúi, ngửa nhiều, hay đặc biệt là những công viên văn phòng phải sử dụng máy tính nhiều và ngồi lâu trong tư thế không đúng cũng có thể sẽ nhận tác động tiêu cực lên cột sống cổ và là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở họ.
- Chế độ dinh dưỡng không cân đối
Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, sụt giảm hàm lượng canxi, vitamin và magie cần thiết thì có thể là nguyên nhân tiếp theo của bệnh thoái hóa đốt sống cổ và làm giảm khả năng tái tạo các thành phần thiết yếu, củng cố cho sức khỏe của cột sống.
- Thói quen sinh hoạt không tốt
Cúi hoặc ngửa cổ quá nhiều hay mang vác vật nặng trên vai hoặc cổ khi làm việc, kê gối quá cao khi ngủ, lạm dụng bia rượu và thuốc lá đều là những thói quen sống sinh hoạt xấu có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của cột sống cổ bạn đấy.
- Thay đổi cấu trúc cột sống
Các thay đổi về đĩa đệm, gai xương, và xơ hóa dây chằng cũng là nguyên nhân khiến cột sống ở người bệnh mất đi tính linh hoạt và dần bắt đầu quá thoái hóa.
- Tuổi tác
Như đã đề cập ở những phần trên, bệnh thoái hóa cột sống cổ thường là một biểu hiện tự nhiên của sự lão hóa và sẽ tiến triển mạnh mẽ theo thời gian.
Sau khi nhận biết được các nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ tiếp đến chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các biện pháp điều trị và phòng ngừa thích hợp cho loại bệnh thoái hóa đốt sống cổ, từ đó giảm thiểu tác động của bệnh và duy trì sức khỏe cột sống tốt hơn bạn nhé.
Cách điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ
– Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid (NSAID): Các loại thuốc trong nhóm NSAID bao gồm ibuprofen, naproxen và diclofenac.
– Corticosteroid: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể sử dụng corticosteroid qua đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào vùng bị viêm để giảm triệu chứng đau và viêm.
– Thuốc giãn cơ: sẽ hiệu quả trong việc giảm sự co cơ và giảm đau. Các loại thuốc như cyclobenzaprine thường được sử dụng trong trường hợp này.
– Thuốc chống động kinh: Một số loại thuốc chống động kinh như gabapentin và pregabalin cũng có thể giúp giảm cơn đau từ các dây thần kinh bị tổn thương.
– Vật lý trị liệu: Một số bài tập và các phương pháp vật lý trị liệu thì có thể giúp tăng cường chức năng cơ cổ và vai, giúp giảm đau và cải thiện tính linh hoạt cho vùng cổ vai gáy người bệnh.
– Phẫu thuật: Trong trường hợp các phương pháp điều trị không còn đạt hiệu quả hoặc triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ trở nên nghiêm trọng, biện pháp phẫu thuật có thể được thực hiện để giải phóng sự chèn ép tạo khoảng chống cho tủy sống và dây thần kinh nhằm giảm cảm giác đau đớn và khó chịu của người bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Để không gặp phải những liệu trình phức tạp như phần trước việc phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống cổ là một phần quan trọng trong việc giữ cho cột sống cổ khỏe mạnh và tránh thoái hóa và sau đây sẽ là một số những cách phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn có thể tham khảo:
- Thay đổi tư thế làm việc
Nếu công việc của bạn là phải làm việc nhiều giờ trước máy tính, hãy tạo thói quen thay đổi tư thế và tạm nghỉ mỗi 30 phút , đi dạo ngắn hoặc thực hiện các bài tập giãn cơ cho mình bạn nha. Mục đích của việc làm này là sẽ tạo ra cho bạn nhiều hoạt động giúp giảm áp lực lên cột sống cổ của bạn đấy.
- Điều chỉnh tư thế ngồi
Khi ngồi làm việc, hãy chú ý điều chỉnh ghế ngồi sao cho tay song song với mặt sàn và luôn cố gắng giữ lưng ở tư thế thẳng bạn nhé. Vì vậy, bạn cần chọn ghế làm việc có độ cao phù hợp với bàn làm việc và đặt màn hình máy tính ở vị trí phù hợp để tránh gây căng thẳng cho cổ, lưng và mắt bạn nha.
- Chăm sóc vùng cổ
Mỗi ngày hãy giành ra một vài phút thực hiện động tác xoa bóp và chăm sóc cho vùng cổ để giảm căng thẳng và duy trì tính linh hoạt của cột sống cổ nha bạn.
- Tập thể dục và luyện tập nhẹ nhàng
Thực hiện các bài tập giãn cơ và tăng cường cơ bắp có thể sẽ là biện pháp hỗ trợ cột sống và tạo sự linh hoạt cho cơ và xương cực tốt bạn nên tham khảo đấy nhé.
- Điều chỉnh tư thế ngủ
Hãy chú ý chọn hình dạng gối và tư thế ngủ phù hợp để giữ cột sống cổ ở vị trí thoải mái và không bị căng thẳng khi ngủ bạn nhé.
- Tránh vặn, ấn cổ đột ngột
Khi cảm thấy mỏi hoặc đau cổ, đừng cố vặn, ấn cổ đột ngột bạn nha. Những hành động này sẽ vô tình làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ đó nhé.
- Hạn chế mang vác vật nặng trên đầu
Đối với những công việc liên quan đến việc mang vác vật nặng bạn hãy thử kết hợp sử dụng công cụ hỗ trợ vừa giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn lại vừ giúp làm giảm áp lực của sức nặng lên cột sống cổ.
- Cân đối dinh dưỡng
Nhớ bổ sung đầy đủ những dinh dưỡng cần thiết bao gồm canxi, vitamin D, và các chất dinh dưỡng hỗ trợ khác, để giữ cho phần xương và đốt sống cổ được khỏe mạnh nha.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về cột sống cổ là rất cần thiết. Vì vậy mỗi năm hãy cố gằng dành ra ít nhất một ngày để đi kiểm tra sức khỏe tổng quát để kịp phát hiện các vấn đề chung của sức khỏe bạn nha.
Và trên đây là những thông tin về bệnh thoái hóa cột sống cổ mà Blog Sống Khỏe đã tổng hợp và đưa tới bạn trong video ngày hôm nay. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích, đừng quên để lại 1 like share, đăng ký và nhấn chuông để có thể theo dõi những video mới của Blog Sống Khỏe một cách nhanh nhất bạn nha. Cảm ơn các bạn đã xem hết video, xin chào và hẹn gặp lại.