Sỏi thận là một trong những bệnh lý thường gặp ở đường tiết niệu, chiếm khoảng 48% tỷ lệ mắc phải. Kể cả đã mắc hoặc chưa mắc bệnh, thì bạn cũng cần dành cho mình tránh các thói quen xấu có thể dẫn đến sỏi thận. Vậy những thói quen xấu đó là gì? Hãy cùng Blog Sống Khỏe tìm hiểu rõ hơn nội dung này trong video dưới đây nhé!

Xem xong video này, các bạn sẽ biết được những thông tin như sau:

• Sỏi thận là gì?
• Biến chứng của sỏi thận
• Những thói quen xấu dẫn đến sỏi thận cần tránh
• Một số sai lầm khi điều trị sỏi thận

—————————————–

Sỏi thận là gì?

Như Blog Sống Khỏe đã đề cập, Sỏi thận là trường hợp xảy ra khi hệ tiết niệu bắt đầu hiện tượng lắng và kết tinh sỏi, những tinh thể và viên sỏi nhỏ thường đi theo đường tiểu và được bài tiết ra ngoài. Đồng thời, tại một vị trí nào đó trên đường niệu, tinh thể hoặc viên sỏi bị vướng lại, tiếp tục lắng và kết tinh tạo thành những viên sỏi kích thước lớn hơn.

Sau đó, kích thước sỏi lớn dần có thể làm cản trở dòng lưu thông của nước tiểu dẫn tới ứ đọng nước tiểu, giãn phình ở phần trên vị trí tắc nghẽn, tại vị trí này, sẽ xảy ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng, kết tinh và hình thành thêm các loại sỏi khác nhau và dần dần phá hủy cấu trúc của thận.

Biến chứng của sỏi thận

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Đây là trường hợp thường hay gặp khi viên sỏi dạng san hô nhiều cạnh sắc nằm ở thận hoặc di chuyển từ thận xuống niệu quản, niệu đạo. Trong các trường hợp này, viên sỏi cọ vào niêm mạc thận, tiết niệu gây tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Khi bị viêm đường tiết niệu, bạn sẽ thường thấy bị đái buốt, nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ hoặc nâu, có mủ. Trường hợp viêm bàng quang thì bạn có thể đái đục cuối bãi.

Viêm bể thận cấp

Trường hợp nhiễm khuẩn bể thận nặng sẽ gây cơn viêm bể thận cấp. Đôi khi viêm bể thận cấp có thể do vi khuẩn đi ngược dòng từ niệu quản, gây các ổ viêm trên thận. Bệnh thường xảy ra đột ngột và nguy cấp: sốt cao, rét run, đau hông, thắt lưng một bên hoặc hai bên dữ dội, đái buốt đái rắt, đái mủ, nhiều trường hợp vô niệu.

Viêm bể thận mãn tính

Viêm bể thận mãn tính là hậu quả của viêm bể thận cấp tái đi tái lại nhiều lần hoặc kéo dài dẫn đến tình trạng xơ hóa tổ chức kẽ thận, làm giảm chức năng tái hấp thụ của thận. Lâu dài, xơ hóa cả cuộn mao mạch cầu thận gây suy giảm chức năng lọc của thận.

Ứ nước bể thận

Tùy mức độ ứ nước mà mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau, thường xảy ra khi viên sỏi ở nhóm đài thận gây ứ nước một phần thận hoặc sỏi ở niệu quản gây ứ nước toàn thận và niệu quản. Khi đó thận, niệu quản bị giãn rộng, nếu kéo dài quá 6 tuần thì nhu mô thận khó có thể phục hồi, dù bạn có mổ thì thận cũng không thể co về như bình thường.

Nguy hiểm hơn, khi ứ nước bị tắc nghẽn sẽ làm tăng áp lực lọc, từ đó làm tăng Prostaglandin gây co mạch thận, làm thận thiếu máu, nhiều ống thận sẽ bị teo và tủy thận bị hủy hoại.

Ứ mủ bể thận

Trong trường hợp viêm bể thận nặng, không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ứ mủ. Biến chứng này là một cấp cứu nội khoa nặng có thể hủy hoại nhanh nhu mô thận. Ngoài biểu hiện của viêm bể thận cấp, bạn có thể dễ dàng nhận thấy thận sưng to, sờ nhẹ có cảm giác đau.

Suy thận cấp

Nếu hai quả thận đều bị bế tắc cùng một lúc, bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng không có một giọt nước tiểu nào cả, nếu kéo dài trong vài ngày có thể dẫn đến tử vong.

Suy thận mãn

Suy thận là hậu quả nghiêm trọng và nặng nề mà sỏi gây ra, các tổ chức nhu mô thận bị xơ hóa dần dần. Tình trạng suy thận sẽ xuất hiện, người bệnh sẽ phải cần đến các biện pháp tốn kém để duy trì sự sống như chạy thận nhân tạo hay ghép thận.

Vỡ thận

Vỡ thận có thể xảy ra khi thận bị ứ nước to, vách thận mỏng. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm khi gặp.

Những thói quen xấu dẫn đến sỏi thận cần tránh

Dưới đây là những thói quen xấu cần tránh dẫn đến sỏi thận mà bạn nên biết:

Thói quen xấu do nhịn uống nước

Nước có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy để nuôi dưỡng tế bào, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vai trò quan trọng khác của nước là thanh lọc độc tố do cơ thể thải ra qua cách bài tiết nước tiểu.

Do đó muốn tránh sỏi thận cần phải cung cấp đủ nước để làm loãng nước tiểu, hòa tan các loại muối khoáng. Nhu cầu nước trung bình của mỗi người là 40ml. Tuy nhiên, tùy theo tần suất vận động, đặc thù công việc hay môi trường sống mà bổ sung nước cho phù hợp. Nếu cơ thể đủ nước, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là nước tiểu trong, màu vàng nhạt.

Thói quen xấu do đổ nhiều mồ hôi

Xông hơi hay tập thể dục cường độ cao mang đến cảm giác thoải mái và tốt cho cơ xương khớp nhưng trên thực tế lại có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Bởi tình trạng mất nước do đổ mồ hôi dẫn đến việc sản xuất nước tiểu ít hơn, càng đổ nhiều mồ hôi sẽ càng đi tiểu ít. Đây là điều kiện cho các khoáng chất gây sỏi lắng xuống và kết tụ trong thận và đường tiết niệu.

Giải pháp tốt nhất có thể áp dụng để tránh sỏi thận là uống nhiều nước để đi tiểu nhiều. Bên cạnh đó, nên đảm bảo giữ đủ nước cho cơ thể, nhất là khi tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động ra nhiều mồ hôi.

Thói quen xấu do nhịn tiểu

Áp lực công việc, ít uống nước, ngại đi lại sẽ khiến nhiều người có thói quen nhịn tiểu. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng áp suất nước tiểu dẫn đến sỏi thận, tiểu không tự chủ và thậm chí có thể dẫn đến suy thận.

Quá trình đào thải nước tiểu giúp loại bỏ lượng nước thải dư thừa và các độc tố ra ngoài cơ thể. Việc nhịn tiểu làm cho chất độc lắng lại nhiều hơn, lâu hơn trong đường tiết niệu. Theo các chuyên gia tiết niệu cho biết, mỗi người nên thường xuyên đi tiểu để giảm áp lực cho bàng quang khoảng 1 – 2 giờ/lần. Không nên nhịn tiểu quá lâu, nhất là trên 3 giờ, để bảo vệ các cơ quan đường tiết niệu và tránh nguy cơ sỏi thận.

Thói quen xấu do ăn nhiều muối

Việc bạn ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ dẫn đến bị sỏi thận bởi muối trong nước tiểu quá nhiều sẽ ngăn cản canxi tái hấp thụ từ nước tiểu vào máu. Nồng độ canxi trong nước tiểu càng cao, càng dễ dẫn đến sỏi thận.

Để giảm lượng muối nạp vào cơ thể, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh,…..

Thói quen xấu do loại canxi ra khỏi thực đơn

Sỏi canxi oxalat chiếm đa số các trường hợp sỏi thận. Do đó, nhiều người loại bỏ thức ăn giàu canxi ra khỏi thực đơn. Mặt trái của việc này không chỉ làm tăng nguy cơ loãng xương mà còn có thể gây sỏi thận.

Để có thể thu nạp nguồn canxi tốt, ít gây lắng đọng dẫn đến sỏi thận, nên chọn sữa tách béo, phô mai và sữa chua ít béo, tăng cường một số loại rau xanh giàu canxi như: rau cải xoăn, rau bina,….

Ngoài ra, dùng kèm thực phẩm giàu oxalat trong bữa ăn cũng có thể giúp giảm nguy cơ tạo sỏi trong đường tiết niệu

Thói quen xấu do loại trừ oxalat cho bữa ăn hàng ngày

Tương tự như canxi, thói quen xấu phổ biến là cắt hoàn toàn thực phẩm giàu oxalate trong chế độ ăn uống hàng ngày để ngừa sỏi canxi oxalat. Tuy nhiên, hầu hết sỏi thận được hình thành khi oxalat liên kết với canxi có trong nước tiểu.

Nếu ăn uống các thực phẩm giàu canxi và oxalat trong bữa ăn sẽ giúp hai thành phần này liên kết với nhau trong dạ dày và ruột trước khi thận bắt đầu xử lý, ít có khả năng hình thành sỏi thận.

Thói quen xấu do ăn nhiều đạm động vật

Thực phẩm giàu đạm động vật có tính axit cao, dẫn đến tăng nồng độ axit trong nước tiểu. Môi trường nước tiểu giàu axit có thể gây ra các loại sỏi axit uric và canxi oxalat. Nhóm thực phẩm chứa nhiều đạm động vật mọi người nên hạn chế ăn quá thường xuyên là thịt bò, thịt gia cầm, thịt lợn…

Thói quen xấu do uống nhiều vitamin D

Bổ sung vitamin D là điều cần thiết cho một số người có lượng vitamin D thấp hoặc thiếu canxi. Tuy nhiên việc dùng quá nhiều vitamin D cũng có thể gây hại đến sức khỏe, cụ thể là làm tăng nguy cơ dẫn đến sỏi thận.

Ngoài ra, các loại thuốc lợi tiểu cũng là một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu bài tiết nhiều, gây nên sỏi thận. Ngoài ra, còn có nhiều trường hợp dùng thuốc sai cách dẫn đến suy thận.

Thói quen xấu do tự ý bổ sung vitamin C

Bổ sung vitamin C có thể dẫn đến sỏi thận, nhất là đối với nam giới. Theo một nghiên cứu được công bố trên một cuốn tạp chí “Nội khoa JAMA”, những người đàn ông bổ sung vitamin C liều cao sẽ có nguy cơ bị sỏi thận gấp đôi so với người khác. Vitamin C tự nhiên có trong thực phẩm sẽ an toàn hơn.

Uống trà, cà phê thay nước

Trà, cà phê, soda là những loại đồ uống quen thuộc. Nhiều người không uống nước lọc vì cho rằng đã nạp đủ nước. Đây là thói quen không tốt cho sức khỏe và dễ gây sỏi thận.

Trà chứa nhiều oxalat, cà phê chứa nhiều caffeine đây là những hóa chất dễ tạo sỏi đường tiết niệu, nhất là khi sử dụng quá thường xuyên. Chính vì vậy nhiều chuyên gia ý kiến cho rằng, mỗi người nên uống đủ nước mỗi ngày, chủ yếu là nước lọc và các loại nước có nguồn gốc tự nhiên như nước cam, nước chanh,…..

Một số sai lầm khi điều trị sỏi thận

Sai lầm khi không điều trị sỏi từ sớm

Không ít người khi đi khám sức khỏe phát hiện có sỏi nhưng từ chối điều trị vì nghĩ rằng sỏi còn nhỏ, không gây đau đớn, khó khó chịu thì chưa nguy hiểm. Tuy nhiên sỏi thận, sỏi tiết niệu thường diễn biến trong âm thầm, đến khi bạn cảm thấy đau, khó chịu thì sỏi đã phát triển lớn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn, viêm nhiễm đường tiết niệu và suy thận.

Sai lầm khi tự ý dùng thuốc nam trị sỏi

Nhiều người bị sỏi tìm đến thuốc nam để điều trị bởi vì họ nghĩ rằng cách này đơn giản, nhẹ nhàng. Tuy nhiên trên thực tế, uống thuốc không thể làm tan sỏi, đồng thời việc sao chế, bảo quản thuốc có thể chứa nhiều hóa chất độc hại khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn. Hơn nữa dùng thuốc trong thời gian dài còn tăng áp lực giải độc cho gan và thận.

Sai lầm khi không kiên trì điều trị sỏi

Sau khi điều trị sỏi, nếu bạn không duy trì chế độ ăn uống lành mạnh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không uống đủ nước hàng ngày và tái khám định kỳ để kiểm soát tốt các yếu tố gây sỏi thì sẽ tạo điều kiện cho sỏi tích tụ quay trở lại.

 

Trên đây là những thông tin về thói quen xấu dẫn đến sỏi thận mà bạn nên biết. Hy vọng qua video này sẽ giúp bạn loại bỏ được những thói quen xấu này nhằm rèn luyện để có sức khỏe tốt hơn nhé. Cảm ơn các bạn đã xem hết video. Đừng quên đăng ký, nhấn chuông, like và share để nhận thêm nhiều video hữu ích từ kênh Blog Sống Khỏe nhé.

Thân Trần

View all posts