Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm cấp tình khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Vì vậy nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách rất có thể bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiểu được tấm quan trọng của bệnh, hôm nay Blog Sống Khỏe sẽ cùng bạn đi tìm hiểu những triệu chứng, biến chứng mà bệnh quai bị gây ra mà có thể bạn chưa biết nhé!
#BlogSongKhoe #Benhquaibi
Xem thêm tại: https://www.youtube.com/watch?v=kn0qUbBgvLw
Đầu tiên bạn cần phải biết: “ Quai bị là bệnh gì ? “
Bệnh quai bị còn được gọi là bệnh viêm tuyến mang tai dịch tễ hay viêm tuyến mang tai do virus quai bị. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxovirus gây nên, khiến người bệnh bị sưng tuyến nước bọt và đau đớn, lây trực tiếp bằng đường hô hấp. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, bệnh quai bị kéo dài khoảng 12 – 24 ngày rồi tự khỏi.
Triệu chứng bệnh quai bị
Các triệu chứng phổ biến của bệnh quai bị bao gồm: Sốt cao đột ngột, chán ăn, đau đầu.
Sau khi sốt từ 1 đến 3 ngày thì tuyến nước bọt trở nên đau nhức và sưng to. Có thể sưng ở một hoặc cả hai bên, khiến khuôn mặt bệnh nhân bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh quai bị. Buồn nôn, nôn. Đau cơ, nhức mỏi toàn thân. Mệt mỏi. Có thể sưng bìu và đau tinh hoàn.
Nhìn chung, các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện nhanh và đồng loạt. Thường thì vào buổi sáng sau khi ngủ dậy người bệnh đã thấy sưng một hoặc hai bên má phía quai hàm. Càng về sau vùng này càng sưng to, nóng, rắn chắc, đau,… kèm theo hiện tượng háo nước, lưỡi đỏ, môi khô, rêu lưỡi vàng. Nếu sốt cao còn gây ra mê sảng, nôn mạnh, đầu đau dữ dội,…
Biến chứng của bênh quai bị:
Bệnh quai bị khi không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, điển hình như:
Viêm tinh hoàn:
Nam giới bị nhiễm trùng do quai bị có thể cảm thấy tinh hoàn bị sưng, đau, căng mào tinh trong khoảng từ 3 đến 7 ngày. Trường hợp nặng hơn có thể teo tinh hoàn khiến cho chất lượng tinh trùng suy giảm, dẫn đến vô sinh. Đây là biến chứng khá phổ biến ở nam giới và có tính chất nguy hiểm vì vậy người mắc bệnh quai bị không thể chủ quan.
Viêm buồng trứng: Tuy tỷ lệ biến chứng quai bị này ở nữ giới không cao, không đến mức gây vô sinh thế nhưng vẫn cần đặc biệt chú ý nếu phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị quai bị bởi nó có thể dẫn đến sảy thai, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Với trường hợp người mẹ đang mang thai 3 tháng cuối, bệnh quai bị cũng có thể khiến thai phụ sinh non hoặc thai lưu. Tiêm vacxin phòng ngừa quai bị trước khi mang thai được xem là biện pháp phòng ngừa hiệu quả để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh trong thai kỳ.
Viêm tụy:
Đây cũng là biến chứng có tỷ lệ thấp. Nếu biến chứng viêm tụy do quai bị, người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn, huyết áp tụt, đau bụng.
Viêm màng não:
Người bị viêm màng não do quai bị thường gặp những hiện tượng như: rối loạn thị giác, co giật, nhức đầu, rối loạn tri giác,… Do viêm nên thần kinh sọ não bị tổn thương và dẫn đến hệ quả là viêm đa rễ thần kinh, thị lực suy giảm, điếc, viêm tủy sống cắt ngang,…
Nhồi máu phổi:
Biến chứng này thường xảy ra với đối tượng bệnh nhân mắc quai bị là nam giới trong độ tuổi sau dậy thì. Nó là hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tuyến tiền liệt xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị. Khi một vùng phổi thiếu máu nuôi dưỡng có thể dẫn đến hoại tử mô phổi, vô cùng nguy hiểm.
Các tổn thương thần kinh:
Người mắc bệnh quai bị thường có các biến chứng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh.
Điếc tai:
Biến chứng điếc tai rất hiếm gặp chỉ với tỷ lệ 1/200.000 trẻ bị nhiễm bệnh quai bị. Điếc tai xảy ra ở giai đoạn khởi phát do virus quai bị gây tổn thương ốc tai. Điếc tai do biến chứng quai bị rất khó hồi phục, thường là điếc một bên tai, hiếm gặp cả hai tai.
Các biện pháp chủ động phòng ngừa bệnh quai bị
Quai bị là căn bệnh dễ lây lan, khả năng bùng phát thành dịch rất cao, do đó khi trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh thì phụ huynh phải lập tức cho trẻ nghỉ học, không đến những nơi đông người. Cho trẻ sử dụng riêng các vật dụng cá nhân, đeo khẩu trang khi chăm sóc trẻ. Cho tr
ẻ tắm nước ấm bình thường, bởi vệ sinh sạch sẽ còn giúp tiêu diệt được vi khuẩn. Trong thời gian mắc bệnh, phụ huynh nên chăm sóc trẻ cẩn thận, cho trẻ nghỉ ngơi nhiều để giảm đau. Đặc biệt, khi thấy tinh hoàn của trẻ có hiện tượng sưng đau, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được sự trợ giúp kịp thời của bác sĩ, tránh trường hợp gặp biến chứng viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn và có thể dẫn đến vô sinh.
Qua những chia sẻ này, Blog Sống Khỏe hi vọng rằng một phần nào đó đã giúp bạn hiểu được mức độ nguy hiểm của những biến chứng do quai bị gây ra. Từ đó biết cách nhận diện sự xuất hiện của bệnh để có phương án kịp thời xử trí ngăn ngừa hệ lụy không đáng có nha.