Ngày càng có nhiều người bị bệnh gút. Vậy bạn đã thật sự hiểu bệnh gút là bệnh gì chưa? Nguyên nhân nào gây ra bệnh gout? Các triệu chứng và cách điều trị bệnh gout như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi trên, hãy cùng Blog Sống Khỏe dành ra 5 phút tìm hiểu về bệnh gout qua bài viết dưới đây.
1. Bệnh gout là bệnh gì?
Bệnh Gout là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu đựng những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau. Gout được biết đến là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát.
Bên cạnh đó, khi đời sống được nâng cao, nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn không lành mạnh đã khiến cho căn bệnh này ngày càng phổ biến và trẻ hóa đối tượng mắc bệnh chủ yếu tập trung ở nam giới trong độ tuổi từ 40- 60, nhưng hiện nay có nhiều người trẻ độ 30 tuổi cũng đã mắc bệnh này.
Xem thêm: 5 phút tìm hiểu về bệnh lao phổi và cách phòng ngừa
2. Nguyên nhân gây ra bệnh gout
2.1. Nguyên nhân nguyên phát
Đây là nguyên nhân chiếm đa số các trường hợp, gút thường gắn liền với yếu tố di truyền hoặc cơ địa. Người bị bệnh gút vô căn có quá trình tổng hợp purin nội sinh làm tăng acid uric quá mức. Bệnh phần lớn gặp ở nhóm nam giới độ tuổi trên 40, có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh.
2.2. Nguyên nhân thứ phát
Là tình trạng tăng acid uric máu do một số bệnh khác hay một số nguyên nhân khác như mắc một số bệnh lý về máu như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcoma hạch, đau tủy xương, hoặc quá trình sử dụng thuốc khi điều trị bệnh lý ác tính. Các yếu tố có thể kể đến như:
Chế độ ăn uống
Là nguyên nhân chính khởi nguồn phát bệnh gout. Do ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin như: thịt đỏ, nội tạng động vật, cá béo và nấm. Một số là do thói quen uống rượu bia không kiểm soát là tác nhân chủ yếu kích thích sự gia tăng acid uric trong máu cao.
Rối loạn chức năng thận
Sự rối loạn chuyển hóa purin khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Lượng axit uric trong máu tích tụ nhiều, sẽ hình thành nên những tinh thể tập trung tại khớp. Từ đó gây sưng, viêm, đau đớn cho bệnh nhân.
Xem thêm: 3 Phút Tìm Hiểu Bệnh Trĩ : Bệnh Trĩ Là Gì ? Bệnh Trĩ Có Nguy Hiểm Không
3. Triệu chứng của bệnh gout
Các triệu chứng của bệnh gout được biểu hiện cụ thể như:
• Đau dữ dội: Các cơn đau dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. Đau nhiều hơn khi chạm vào. Đau kéo dài trong 1-2 ngày, nặng có thể một vài tuần.
• Khớp sưng tấy, nóng đỏ: Do các tinh thể muối urat tích tụ tại các đầu khớp gây sưng, viêm, từ đó có cảm giác các khớp tấy lên, nóng đỏ quanh khớp.
• Xuất hiện hạt tophi dưới da: Ở trường hợp nặng sẽ xuất hiện các hạt tophi nhỏ màu trắng dưới da do muối urat lắng đọng tại các ổ khớp. Lượng axit uric vẫn duy trì cao lâu dài có thể khiến hạt tophi phát triển thành cục u cứng, cố định một chỗ.
• Tổn thương khớp: Đây là giai đoạn nặng của bệnh gout, khi có quá nhiều hạt tophi mọc lên sẽ làm biến dạng khớp, gây nên các cơn đau nhức với tần suất nhiều hơn.
Xem thêm: Bệnh xơ gan – nguyên nhân và triệu chứng và cách điều trị
4. Cách điều trị bệnh Gout
Chế độ ăn uống – sinh hoạt cho người bị gout
Tránh các chất có nhiều purin như tạng động vật, thịt, cá, tôm, cua, … Có thể ăn trứng, hoa quả. Ăn thịt không quá 150 gram mỗi ngày.
• Không uống rượu, cần giảm cân, tập luyện thể dục thường xuyên.
• Uống nhiều nước, khoảng 2-4 lít nước mỗi ngày
• Tránh các thuốc làm tăng acid uric máu, tránh các yếu tố làm khởi phát cơn gout cấp như căng thẳng, chấn thương, …
Điều trị nội khoa
• Thuốc kháng viêm: dùng trong giai đoạn cơn gout cấp để giảm viêm
• Thuốc giảm acid uric máu: dùng trong giai đoạn mãn tính để tránh tái phát cơn gout cấp
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi được chỉ định trong trường hợp:
• Gout kèm biến chứng loét
• Bội nhiễm nốt tophi
• Nốt tophi kích thước lớn, ảnh hưởng đến vận động hoặc vì lý do thẩm mỹ
Xem thêm: 10 cách trị bệnh hôi miệng dứt điểm tại nhà
5. Biện pháp phòng ngừa bệnh gout
Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của bệnh gout:
• Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc được kê toa.
• Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe.
• Điều trị tốt các bệnh lý gây bệnh gout thứ phát như suy thận, các bệnh lý chuyển hóa, …
• Tập thể dục hằng ngày
• Duy trì cân nặng hợp lý
Đặc biệt cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý:
• Tránh ăn nội tạng, nhất là gan, cá mòi
• Tránh ăn hải sản và thịt đỏ
• Ăn ít chất béo bão hòa và các sản phẩm chứa ít chất béo
• Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua, …
• Thay thế dùng đường tinh luyện bằng đường tự nhiên trong rau củ và ngũ cốc
• Uống nhiều nước: uống từ 2,5–3 lít nước mỗi ngày
• Giảm sử dụng các thức uống có cồn, đặc biệt là bia rượu
• Không uống cà phê, trà, nước uống có ga
Xem thêm: Trị bệnh viêm xoang – tổng hợp 10 cách trị dứt điểm đơn giản tại nhà
Trên đây là những thông tin chi tiết cụ thể về bệnh gout mà Blog Sống Khỏe muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng với những thông tin rất hữu ích này sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn và biết thêm cách phòng ngừa bệnh gout. Các bạn nhớ đừng quên theo dõi những thông tin được cập nhật mới nhất của Blog Sống Khỏe nhé!