“Ui nhức đầu quá!” hay “ trở trời đau đầu thật đấy” là những câu nói thật quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đúng không? Tuy nhiên, bạn đã biết về nguyên nhân gây đau đầu và liệu đau đầu là triều chứng của căn bệnh gì chưa? Trong video ngày hôm nay, hãy để Blog Sống Khỏe chia sẻ tới bạn các thông tin về loại bệnh phổ biến này nha.

Xem hết video, bạn sẽ nằm được những thông tin về

  • Đau đầu là bệnh gì?
  • Nguyên nhân gây ra đau đầu là gì?
  • Đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?
  • Cách chẩn đoán tình trạng đau đầu
  • Cách điều trị bệnh đau đầu
  • Cách phòng ngừa chứng đau đầu

Đau đầu là bệnh gì?

Đau đầu là một trạng thái phổ biến mà hầu hết mọi người ai cũng sẽ được trải qua. Các triệu chứng của bện đau đầu thì xuất hiện khác nhau trong mỗi người những khi gặp đau đầu thì thường bạn sẽ thấy cảm giác đau nhức từ nhẹ đến mạnh ở vùng đầu, thái dương, trên cổ hay thậm chí là vùng mặt. Thông thường thì đau đầu sẽ bắt đầu xuất hiện cảm giác ở một vị trí cụ thể trên đầu nhưng sau đó thì nó cũng có thể lan ra rộng khắp cả vùng đầu gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Nguyên nhân gây đau đầu là gì?

Nguyên nhân của đau đầu thì cũng rất đa dạng và sau đây Blog Sống Khỏe thì sẽ nêu ra một số nguyên nhân phố biến gây đau đầu. Bạn hãy xem và chú ý liệu mình có gặp những tình trạng gây đau đầu này không nha.
– Stress, căng thẳng: Các tình huống căng thẳng trong công việc áp lực, cuộc sống gia đình, hay các sự kiện cá nhân có thể gây ra cơn đau đầu. Tình trạng đau đầu do căng thẳng này sẽ thường xuất hiện với cảm giác nhức nhẹ khi mới bắt đầu rồi tăng dần lên sau một khoảng thời gian ở hai bên đầu và nó có thể lan đến các vùng xung quanh đầu luôn đấy. Cảm giác như bạn cũng bị đeo một chiếc vòng kim cô trên đầu á.
– Mất ngủ: Thiếu ngủ hoặc không có giấc ngủ đủ cũng có thể gây ra đau đầu. Việc duy trì thói quen ngủ không tốt, thay đổi múi giờ nhanh chóng có thể là nguyên nhân chính gây ra các cơn rối loạn mất ngủ và các chứng mất ngủ mạn tính, tình trạng này diễn ra lâu dài có thể sẽ gây ra mệt mỏi, suy nhược và căng thẳng cơ thể tăng nguy cơ gây đau đầu.
– Môi trường: Các yếu tố thuộc môi trường như ánh sáng mạnh, tiếng ồn, mùi hương, hay thay đổi thời tiết có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu tạm thời. Ngoài ra thì một số người hay nhạy cảm với các chất kích thích như cafein, rượu, hoặc thức ăn gia vị nếu vô tình tiêu thụ những chất này cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra các cơn đau đầu.
– Mất cân bằng hormone: Thay đổi hormone trong cơ thể, như trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, hoặc mãn kinh, là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng đau đầu ở một số phụ nữ.
– Các vấn đề sức khỏe: Ngoài ra thì đau đầu cũng có thể là triệu chứng của một số những vấn đề sức khỏe và là dấu hiệu của một số loại bệnh nữa nha. Blog Sống Khỏe sẽ nói rõ hơn về vấn đề này ở phần ngay sau đây thôi.

Đau đầu là dấu hiệu của bệnh gì?

Nếu bạn thường xuyên xuất hiện tình trạng đau đầu trong một thời gian dài, thì rất có thể đây là một trong những dấu hiệu thông báo bạn đang mắc một số loại bệnh sau đây:

1. Cảm lạnh

Khi cảm lạnh bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng liên quan như nghẹt mũi, ho, hắt hơi và gây mệt mỏi cùng căng thẳng. Tình trạng này sẽ có thể góp phần vào những yếu tố tạo nên tình trạng đau đầu đó bạn.

2. Đau nửa đầu

Đau nửa đầu là một dạng đau đầu phổ biến mà khi mắc loại bệnh này thì bạn thường sẽ thấy cảm giác đau chỉ tập chung ở một nửa đầu mình. Nhìn chung có thể chia bệnh đau nửa đầu thành hai loại là đau nửa đầu từng cụm và bệnh đau nửa đầu Migraine. Loại bệnh này thường đi kèm với những triệu chứng như đau nhức mạnh, thường tập trung ở một bên đầu, kèm theo buồn nôn, nôn mửa, và nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

3. Đau đầu do bị căng cơ

Đau đầu do căng cơ thường do ảnh hưởng từ các nhóm cơ cổ và vai bị căng thẳng hoặc bị co cứng gây thiếu máu lên não vào xuất hiện tình trạng đau đầu. Loại bệnh căng cơ này có thể xuất phát từ tư thế không đúng khi làm việc, ngủ sai thứ thế, căng cơ quá mức hoặc chấn thương. Thật chất thì đây chỉ là một dạng đau đầu chức năng và không gây bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào cho cơ thể bạn nha.

4. Đau đầu do viêm xoang

Viêm xoang hay viêm mũi dị ứng là loại bệnh khá phổ biến với người Việt Nam rồi nhỉ. Tình trạng viêm nhiễm ở ổ xoang xung quanh mũi, má, mắt hay gáy sẽ khiến dịch mũi bị tích tụ trong ổ xoang sau đó gây áp lực vào tạo ra tình trạng đau đầu đó bạn. Ngoài ra thì nó có thể kèm theo tắc nghẽn mũi, đau mặt và mệt mỏi nữa nhé bạn.

5. Đau đầu do bệnh cao huyết áp

Và cuối cùng là bệnh cao huyết áp. Người bị cao huyết áp sẽ thường xuyên xuất hiện những cơn đau nhức đầu mạnh và kéo dài, đôi khi nó được miêu tả như cảm giác khi bạn bị bóp nghẹn vậy đó. Thông thường nó sẽ xuất hiện do huyết áp của bạn bị tăng đột ngột bởi một số yếu tố tác tộng như khi bạn vận động, cúi xuống hoặc thậm chí là khi bạn đang nghỉ ngơi/

Và đó là một số loại bệnh mà đau đầu có thể là triệu chứng của nó. Tuy nhiên, để có thể nắm rõ hơn về tình hình sức khỏe của bạn khi bạn thường xuyên gặp các cơn đau đầu trong thời gian dài, Blog Sống Khỏe nghĩ cách tốt nhất vẫn là đi thăm khám bác sĩ bạn nha. Bởi vì đây là cách mà chúng ta có thể theo dõi sức khỏe một cách tổng quát nhất và được thăm khám và điều trị bởi những người có chuyên môn đó.

Cách chẩn đoán tình trạng đau đầu

Để chẩn đoán tình trạng đau đầu thì bạn sẽ thường được thực hiện thông qua một quá trình đánh giá kỹ lưỡng từ bác sĩ như

  • Bác sĩ sẽ tiến hành cuộc trò chuyện với bạn để thu thập thông tin về triệu chứng đau đầu, tần suất, đặc điểm, thời lượng và mối liên quan với các yếu tố khác như hoạt động, thức ăn, căng thẳng, hay thay đổi môi trường. Ngoài ra thì họ cũng sẽ hỏi về tiền sử bệnh, lịch sử gia đình và các yếu tố tâm lý nhằm xác định những nguy cơ ban đầu gây nên bệnh đau đầu ở bạn.
  • Tiếp theo bạn sẽ được tiến hành các bước kiểm tra cơ bản như kiểm tra huyết áp, kiểm tra tổng quát và kiểm tra hệ thần kinh để loại trừ dần các nguyên nhân có thể gây đau đầu. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thông tin khám của bạn từ các máy hỗ trợ như máy chụp X quang, chụp CT hoặc MRI để nắm được hình ảnh chi tiết về cấu trúc và hoạt động của não cũng như các cơ quan liên quan trong cơ thể của bạn đó nha.
  • Sau các bước trên, nếu xuất hiện loại bệnh đau đầu phức tạp, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn làm các bài kiểm tra đánh giá thần kinh, xét nghiệm máu khám điện não để cho ra kết quả khám bệnh đúng nhất nhé.

Dựa trên kết quả của quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra một chẩn đoán chính xác về nguyên nhân của chứng đau đầu và lập phác đồ điều trị sao cho phù hợp với tình trạng cơ thể bạn đó nha.

Cách để điều trị bệnh đau đầu

Dùng thuốc

Với các tình trạng đau đầu thường gặp thì bạn có thể sử dụng những thuốc giảm đau không cần kê đơn như aspirin hay paracetamol để xoa dịu tạm thời những cơn đau đầu
Ngoài ra thì với những cơn đau đầu nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê một số đơn thuốc theo toa để bạn có thể sử dụng và điều trị bệnh đau đầu của mình. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường hay những cơn đau đầu của bạn vẫn không thuyên giảm thì hãy nhớ liên hệ ngay với bác sĩ để có các biện pháp can thiệp kịp thơi nha. Đặc biệt thì trong khoảng thời gian điều trị này, nếu bạn muốn kết hợp với bất kỳ loại thuốc nào ngoài đơn được kê cũng nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ tránh xảy ra những trường hợp kháng thuốc hay xử dụng thuốc quá liều bạn nha.

Phương pháp điều trị không dùng thuốc

Ở một số người mắc bệnh đau đầu mà việc dùng thuốc để điều trị là chưa cần thiết thì bạn cũng có thể tham khảo một số cách như:
– Thay đổi thoái quen sống: nếu những cơn đau đầu của bạn xuất hiện bởi thói quen ăn ngủ không điều độ thì bạn nên dừng ngay nó lại và xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh nha. Việc này sẽ giúp tần xuất xuất hiện các cơn đau đầu được thuyên giảm đó.
– Nghỉ ngơi: Bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn trong môi trường yên tĩnh và thoáng đãng, sau đó sử dung các biện pháp chườm nóng hoặc lạnh lên đầu và cổ trong khoảng 5 – 10 phút và lặp lại nhiều lần trong ngày, việc này cũng có thể giúp giảm đau đầu hiệu quả bạn nhé.
– Châm cứu: Ngoài ra, với y học dân gian, thì áp dụng liệu pháp châm cứu cũng là một trong những cách tốt nhất giúp giảm đau và giải tỏa căng thẳng ở cơ thể bạn nữa nhé.

Cách phòng ngừa chứng đau đầu

Sau khi đã xác định được những nguyên nhân gây đau đầu rồi thì bạn chỉ cần khắc phục nó hoặc tránh tiếp xúc với những tác nhân đó trong tương lai cũng là một cách tốt để phòng ngừa chứng đau đầu rồi đó. Chẳng hạn, bạn là người nhạy cảm với mùi hương và chỉ cần ngửi một chút đồ vật có hương thơm thôi là đã có cảm giác đau đầu khó chịu, vậy thì bạn sẽ không nên sử dụng nước hoa hoặc đến gần người sử dụng nước hoa nha, việc không tiếp xúc với chúng là một biện pháp để phòng ngừa đau đầu hiệu quả đó.

Bên cạnh đó thì bạn cũng có thể tham khảo một số những yếu tố khác như: học cách quản lý căng lẳng, xây xựng chế độ ăn uống khoa học và thói quen nghỉ ngơi hợp lý. Đây là những yếu tố để bạn có được phong cách sống khỏe ngăn chặn những cơn đau đầu ghé thăm đó nhé.

Và đó là tất tần tật những thông tin về tình trạng đau đầu mà Blog Sống Khỏe muốn chia sẻ với bạn. Bạn thấy những thông tin này thế nào nhỉ hãy chia sẻ ngay ở phần bình luận cho Blog Sống Khỏe biết với nhé. Ngoài ra thì bạn còn muốn Blog Sống Khỏe làm về những chủ đề nào nữa thì cũng để lại comments cho Blog Sống Khỏe nha. Hy vọng qua video này, bạn đã nắm được những thông tin hữu ích, đừng quên like share và ấn đăng ký để có thể cập nhật những video mới của kênh một cách nhanh nhất nhé.

Thân Trần

View all posts