Bệnh lao phổi được xem là nỗi ám ảnh của nhiều người bởi chúng không phát tán ngay và luôn nhưng cứ âm thầm tấn công từng bộ phận của cơ thể cho đến khi phát hiện triệu chứng thì bệnh đã trở nặng. Chưa kể bệnh lao phổi còn có khả năng lây lan khá cao nên cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và người xung quanh. Vậy bệnh lao phổi là gì, nguyên nhân dẫn đến lao phổi, cách điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào? Mời bạn cùng Blog Sống Khỏe giành ra 5p để tìm hiểu cụ thể về bệnh lao phổi nha.

 

1. Bệnh lao phổi là gì?

Lao phổi được định nghĩa là một bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây ra. Bệnh lao hình thành bởi vi trùng lao xâm nhập vào một cơ quan nào đó trong cơ thể bạn. Và nó sẽ sinh sôi đồng thời cơ thể mọi người sẽ không thể chống lại con vi trùng này.
Tất cả các bộ phận của cơ thể bạn đều có thể mắc bệnh lao. Ví dụ như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao hệ sinh dịch,… Trong đó, bênh lao phổi là bệnh thường gặp nhất hiện nay, nó chiếm khoảng 80 – 85% và cũng là một trong những nguồn lây chính cho người xung quanh.

Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp là gì, người bệnh cần kiêng gì?

2. Các giai đoạn của bệnh lao phổi là gì?

Hiện nay, người bị nhiễm vi trùng lao chưa chắc phát triển thành bệnh ngay, mà nó có thể kéo dài ra vài tháng, vài năm hoặc thậm chí là nhiều thập kỷ mới xuất hiện được những triệu chứng của bệnh. Thế từ khi bị nhiễm bệnh lao phổi cho tới lúc thành triệu chứng sẽ gồm các giai đoạn nào?

2.1 Giai đoạn đầu: Nhiễm trùng lao nguyên phát

Giai đoạn đầu khi mọi người đã tiếp xúc với vi khuẩn lao hoặc là tiếp xúc với người đang có những triệu chứng của bệnh lao. Khi bạn bị nhiễm trùng lao nguyên phát sẽ nhận được kết quả xét nghiệm lao qua da âm tính, chụp X-quang phổi thấy bình thường và không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào từ bệnh lao phổi này.

2.2 Giai đoạn tiếp theo: Nhiễm trùng lao tiềm ẩn

Nhiễm trùng lao tiềm ẩn hay còn được gọi với cái tên khác đó là bệnh lao tiềm ẩn. Giai đoạn này là vi khuẩn lao đã tồn tại ở trong cơ thể bạn, nhưng sẽ không có biểu hiện thành triệu chứng nào. Nguyên chính đó là do hệ thống miễn dịch của bạn bị phơi nhiễm đã ngăn chặn được những vi khuẩn lao đang phát triển. vì vậy khi bạn chỉ biết mình bị lao tiềm ẩn khi có xét nghiệm lao qua da dương tính, chụp X-Quang phổi sẽ thấy sẹo do vi khuẩn xâm nhập làm tổn thương tới cơ quan phổi.

Xem thêm: Những giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết

2.3 Giai đoạn cuối: Nhiễm trùng lao hoạt động

Đây là một trong những giai đoạn của bệnh lao phổi hay còn được gọi là bệnh lao hoạt động. Tại giai đoạn cuối này, bạn sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm trùng lao hoạt động và có khả năng lây lan bệnh cho mọi người.
Khi bạn bị nhiễm trùng lao sẽ nhận kết quả xét nghiệm máu là dương tính hoặc âm tính, nhưng chụp X-quang phổi và sinh thiết sẽ có thể thấy những tình trạng nhiễm trùng đang gây tổn thương tới phổi của bạn.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi

Nguyên nhân chính gây ra bệnh lao phổi đó chính là vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Khi vi khuẩn này phát tán ra bên ngoài cơ thể của người nhiễm như ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ sẽ vô tình làm người bên cạnh bị hút và làm lây lan bệnh lao phổi.
Vi trùng của bệnh lao đi từ phổi qua đường máu hay là bạch tuyết và gây nên bệnh đến những cơ quan khác trong cơ thể. Khả năng kháng lại cồn và axit của vi khuẩn lao phổi rất cao. Ở trong cùng 1 nồng độ, vi khuẩn khác sẽ bị tiêu diệt nhưng riêng vi khuẩn lao vẫn mãi tồn tại.

Xem thêm: Nguyên nhân chính gây nên 10 loại ung thư phổ biến nhất

4. Triệu chứng của bệnh lao phổi

Bệnh lao phổi sẽ có những triệu chứng như sau:

• Bị ho kéo dài hơn 3 tuần như là ho khan, ho có đờm và đặc biệt là ho ra máu

• Bị đau ngực, thi thoảng bạn sẽ bị khó thở

• Bạn luôn cảm thấy bị mệt mỏi mọi lúc, mọi nơi

• Bị đổ nhiều mồ hôi trộm vào ban đêm

• Hay bị sốt nhẹ, ớn lạnh vào buổi chiều

• Bị chán ăn, ăn không cảm thấy ngon miệng và sút cân nhanh chóng.

Những triệu chứng khác cũng có thể xảy ra với người bị bệnh lao phổi. Và tùy vào cơ địa của mỗi người khác nhau nên bạn hãy đến gặp bác sĩ để khám bệnh và tham khảo thêm nhé.

Xem thêm: 10 Cách trị táo bón đơn giản tại nhà hiệu quả nhanh

5. Cách điều trị bệnh lao phổi

Cách điều trị bệnh lao phổi phổ biến nhất đó chính là bạn nên dùng thuốc trị lao. Khi bạn điều trị đúng phương pháp và đúng thuốc, hầu như ở giai đoạn nào của lao phổi cũng sẽ chữa khỏi được. Một số những yếu tố quyết định việc sử dụng loại thuốc nào và có thể điều trị trong vòng bao lâu như:

• Sức khỏe của người bị bệnh lao phổi

• Độ tuổi bị mắc bệnh

• Khả năng đề kháng với thuốc lao

Những lưu ý trước khi bạn điều trị thuốc kháng lao:

• Bạn cần phải uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng, tuyệt đối không được tự ý ngưng sử dụng thuốc ngay cả khi những triệu chứng bệnh lao phổi này đã biến mất.

• Vi khuẩn của lao phổi nào còn sống sót có thể trở nên kháng thuốc sau khi mà điều trị lao và phát triển thành một bệnh lao đa kháng thuốc.

Xem thêm: Trị tiểu đường tận gốc bằng 10 poại cây thuốc nam trong góc vườn

6. Cách phòng ngừa bệnh lao hiệu quả

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng tránh sau đây để có thể ngừa sự lây lan của bệnh sang mọi người xung quanh:

• Tiêm phòng bệnh lao phổi với đối tượng trẻ em BCG để phòng chống.

• Khi đi ra ngoài hay những nơi công cộng có người bệnh phổi cần phải đeo khẩu trang

• Không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh lao

• Thường xuyên vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Xem thêm: Bệnh xơ gan – nguyên nhân và triệu chứng và cách điều trị

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh lao phổi. Bạn hãy nghiêm túc điều trị và theo dõi sức khỏe thường xuyên để có một sức khỏe tốt nhé. Theo dõi thêm về Blog Sống Khỏe để biết thêm về cách điều trị và phòng ngừa.

 

Thân Trần

View all posts