Giãn tĩnh mạch là một trong những căn bệnh rất phổ biến và thường hay gặp ở người cao tuổi hoặc các chị em phụ nữ hiện nay. Nếu như không được điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến cho sức khỏe của bạn. Hãy cùng Blog Sống Khỏe dành ra 5 phút tìm hiểu về bệnh giãn tĩnh mạch trong video dưới đây nhé!
Bệnh giãn tĩnh mạch là gì?
Theo như Blog Sống Khỏe đã chia sẻ ở trên, bệnh giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị phình ra nổi lên ở gần bề mặt da. Tĩnh mạch mang máu từ các mô và tế bào trở lại tim và phổi, nơi mà máu có thể trao đổi oxy.
Ngoài ra, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mĩ của bệnh nhân mà còn gây nên những triệu chứng khó chịu như tê, phù chân. Nếu như người bệnh không được phát hiện và điều trị sớm bệnh giãn tĩnh mạch, sẽ dẫn đến biến chứng lở loét da hoặc viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối.
Nguyên nhân gây nên bệnh giãn tĩnh mạch
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh giãn tĩnh mạch ngày càng tăng được cụ thể như sau:
Do chế độ ăn uống
Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh giãn tĩnh mạch đó là do chế độ ăn uống của bạn không đúng dẫn đến tình trạng béo phì và thừa cân. Để tránh tình trạng béo phì thừa cân dẫn đến giãn tĩnh mạch và những hệ lụy khác cho sức khỏe, thì bạn cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống một cách khoa học và lành mạnh như: ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước và thường xuyên tập thể dục hàng ngày nhé.
Do chế độ làm việc
Việc bạn phải thường xuyên đứng nhiều trong khi làm việc hoặc ngồi lâu một chỗ sẽ khiến cho máu bị dồn nhiều ở 2 chân làm tăng áp lực trong tĩnh mạch chân. Nếu như quá trình này vẫn diễn ra một cách thường xuyên và lâu dài có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn tĩnh mạch. Để khắc phục được tình trạng này thì bạn hãy tạo cho mình thói quen vận động nhiều hơn hoặc có thể đi lại trong phòng nếu như bạn phải thường xuyên ở trong môi trường làm việc đó trong khoảng từ 2 – 5 phút, sau 2 tiếng ngồi làm việc liên tiếp.
Do vấn đề tuổi tác
Có nhiều chuyên gia cho rằng, tuổi tác càng cao cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh giãn tĩnh mạch bởi chính vì tuổi tác cao sẽ làm suy giảm chức năng của các tĩnh mạch ngày càng lớn. Vậy nên để khắc phục được tình trạng này, người cao tuổi cần duy trì được cho mình thói quen tập thể dục hàng ngày đều đặn để giảm tối đa những nguy cơ gây ra bệnh.
Những giai đoạn phát triển của bệnh giãn tĩnh mạch
Dưới đây là những giai đoạn phát triển của căn bệnh giãn tĩnh mạch từ nhẹ đến nặng để bạn có thể hiểu rõ hơn nhé.
Giai đoạn 0: Ở giai đoạn đầu tiên này, người bệnh thường không có biểu hiện bệnh lý tĩnh mạch và có thể quan sát hoặc sờ thấy được. Khi tiến hành khám rất khó để có thể phát hiện được ra những dấu hiệu của căn bệnh này.
Giai đoạn 1: Giai đoạn này, người bệnh gặp phải tình trạng giãn mao mạch, mạng nhện hoặc dạng lưới với đường kính nhỏ hơn 3mm.
Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, người bệnh gặp phải tình trạng giãn tĩnh mạch với đường kính đã phát triển lớn hơn 3mm.
Giai đoạn 3: Trong giai đoạn này, người bệnh bị giãn tĩnh mạch đã bắt đầu gặp phải tình trạng phù chi dưới, tuy nhiên có biến đổi sắc tố trên da.
Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có những biến đổi trên da do bệnh lý giãn tĩnh mạch cụ thể như: hiện tượng sạm da, chàm tĩnh mạch, teo da, xơ mỡ da.
Giai đoạn 5: Giai đoạn này bao gồm những biểu hiện biến đổi trên da như giai đoạn 4, loét da đã liền sẹo.
Giai đoạn 6: gồm các biểu hiện biến đổi trên da như giai đoạn 4, tuy nhiên loét da chưa liền sẹo.
Cách phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch
• Hạn chế việc đứng hoặc ngồi ở một chỗ quá lâu, ít vận động: Nếu như công việc đòi hỏi phải đứng hay ngồi lâu tại một vị trí nhất định thì bạn nên dành ra một vài phút sau mỗi nửa tiếng làm việc để ngồi xuống nghỉ ngơi và mát xa chân hoặc đứng dậy đi lại để khí huyết được lưu thông, gân cốt được thư giãn.
• Tăng hàm lượng thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, nước có trong các bữa ăn.
• Nên vận động thể dục, thể thao hoặc đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên bạn cũng cần tránh vận động quá sức đấy nhé.
• Trước khi đi ngủ bạn có thể xoa bóp, ngâm chân với nước ấm pha muối hoặc gừng để đôi chân được nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc mệt mỏi.
• Hạn chế sử dụng đi giày cao gót: Mặc dù giày cao gót giúp phụ nữ ăn gian về chiều cao và đẹp hơn nhưng nó lại có tác động xấu đối với cơ chân. Từ đó, các chị em phụ nữ có thể thay thế bằng cách đi những đôi giày đế bệt hoặc đế cao nhưng có thiết kế giảm áp lực xuống phần đầu mũi chân, vừa không mất đi tính thẩm mỹ lại an toàn hơn trong việc di chuyển và bảo vệ sức khỏe của mình.
Trên đây là những thông tin về bệnh giãn tĩnh mạch. Hy vọng qua video này, sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình nhé.