Đau thần kinh tọa là một căn bệnh đang dần được phổ biến hiện nay khi dân số đang có xu hướng già hóa. Đau thần kinh tọa không chỉ gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh, mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt cuộc sống hằng ngày, công việc và cũng như mọi hoạt động của cơ thể người bệnh nếu không được điều trị tận gốc. Vậy bệnh đau dây thần kinh tọa là bệnh như thế nào? Sau đây Blog Sống Khỏe sẽ dành ra 5 phút tìm hiểu cho bạn về bệnh đau thần kinh tọa ngay sau đây nhé.

Đau dây thần kinh tọa là bệnh như thế nào?

Đau dây thần kinh tọa là bệnh làm cơn đau toả ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, nhánh từ lưng dưới qua hông, mông và xuống dưới từng chân. Thông thường, đau thần kinh toạ chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể.

Cơn đau thường sẽ bắt nguồn từ cột sống thắt lưng, rồi lan ra mặt ngoài của đùi, mặt trước cẳng chân, từ mắt cá ngoài đến các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng đau sẽ có thể khác nhau.

Nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa

Việc xác định được đúng nguyên nhân gây đau thần kinh tọa, sẽ giúp người bệnh có thể xác định được hướng điều trị cho cơ thể của chính bản thân mình. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa:

• Do bị thoát vị đĩa đệm.

• Do hẹp ống sống thắt lưng.

• Do trượt đốt sống lưng.

• Do khối u có trong cột sống.

• Do các chấn thương như tai nạn xe cộ, tai nạn lao động, chấn thương trực tiếp,… gây ra đau thần kinh tọa.

• Do bị viêm cột sống lưng.

Các triệu chứng gây nên đau thần kinh tọa

• Đau thần kinh tọa lan ra sống lưng xung quanh, tứ chi và vùng hông. Dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau ở cột sống thắt lưng lan đến ngoài đùi, mặt trước ngoài của cẳng chân, mắt cá ngoài và các ngón chân.

• Đau với cường độ tăng dần. Là các cơn đau từ nhẹ đến nặng diễn ra thường xuyên, đôi khi có cảm giác như bị điện giật. Người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu kèm theo những cơn đau dọc dây thần kinh.

• Đau khiến mất ngủ trong thời gian dài. Diễn ra vào ban đêm, rất khó để đi vào giấc ngủ, thường xuyên ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, bị tỉnh dậy giữa đêm,…

Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa

• Tuổi tác: Hầu hết những người bị đau thần kinh tọa thường từ 30 đến 50 tuổi.

• Cân nặng, trọng lượng: Tăng thêm cân có thể gây áp lực lên cột sống của bạn, đồng nghĩa với việc là những người bị thừa cân béo phì hoặc phụ nữ mang thai có nhiều khả năng sẽ bị đau thần kinh tọa.

• Bệnh tiểu đường: Với kiểu tình trạng này, thì có thể gây ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh, từ đó nguy cơ gây đau thần kinh tọa.

• Do tính chất đặc thù của công việc: Những công việc luôn đòi hỏi phải mang vác đồ nặng hoặc lái xe cơ giới trong một thời gian dài nhất định, có thể là một phần không nhỏ gây ra bệnh đau thần kinh tọa. Hoặc cũng có thể ngồi kéo dài hay có lối sống ít vận động thì có nhiều khả năng mắc bệnh đau thần kinh tọa hơn so với những người phải thường xuyên hoạt động.

Cách điều trị bệnh đau thần kinh tọa

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ của bệnh mà sẽ có cách điều trị đau thần kinh tọa khác nhau. Nên do đó, Blog Sống Khỏe có lời khuyên cho bạn đó là người bệnh nên đi khám để xác định được rõ nguyên nhân. Tùy vào từng trường hợp, mà có các cách chỉ định điều trị bệnh đau thần kinh tọa theo một số phương pháp sau đây:

Dùng thuốc điều trị

Một số loại thuốc có thể liệt kê bao gồm:

• Thuốc giảm đau

• Thuốc giảm đau thần kinh

• Dùng thuốc giãn cơ

• Vitamin nhóm B

• Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng.

Một lưu ý nhỏ Blog Sống Khỏe muốn nói cho bạn là bạn chỉ được nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nhớ uống đúng thuốc,liều lượng và không được quá lạm dụng vào thuốc để hạn chế những tác dụng phụ không muốn.

Can thiệp vào phẫu thuật

Phẫu thuật thường được chỉ định cho những bệnh nhân đau dây thần kinh tọa sau đây:

• Dạng bị liệt và teo cơ: được chỉ định phẫu thuật sớm, tránh gây ra tàn phế cho người bệnh.

• Dạng ngoan cố, đặc biệt là cơn đau dữ dội: Sau nhiều lần điều trị tích cực tình trạng bệnh vẫn không cải thiện.

• Dạng có thể tái phát nhiều lần: gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Tập vật lý trị liệu

Khi cơn đau đã được cải thiện rõ rệt sẽ được chỉ định tập vật lý trị liệu như:

• Chườm nóng

• Chiếu tia hồng ngoại

• Chiếu laser

• Tắm nhiệt, tắm suối khoáng.

• Kéo giãn cột sống cho người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm.

Cách phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa

Không phải lúc nào bạn cũng có thể ngăn ngừa hết đau thần kinh tọa và tình trạng này luôn có thể tái phát. Nhưng nếu bạn thực hiện những điều này có thể phần nào giảm được cơn đau và cải thiện được tình trạng đau thần kinh tọa, cụ thể như:

• Luôn tập thể dục đều đặn.

• Tự điều chỉnh tư thế ngồi sao cho phù hợp với bản thân.

• Hạn chế vác những vật nặng quá sức, luôn phải giữ lưng thẳng, tránh gập lưng khi nhấc vật nặng.

 

Trên đây là những thông tìm hiểu về bệnh thần kinh tọa mà Blog Sống Khỏe chia sẻ được. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn phần nào chăm sóc bản thân mình tránh các bệnh được tốt hơn nhé.

Thân Trần

View all posts