Như các bạn đã biết thì bướu cổ là một trong những căn bệnh tuyến giáp phổ biến, chiếm khoảng 80% căn bệnh ở dạng lành tính. Vậy bệnh bướu cổ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Sau đây hãy cùng Blog Sống Khỏe dành ra 5 phút tìm hiểu về căn bệnh bướu cổ trong video dưới đây nhé!

1/ Bệnh bướu cổ là gì?

Bệnh bướu cổ hay có tên gọi khác là tuyến giáp, là một trong những căn bệnh phổ biến của tuyến giáp, thường có biểu hiện rất điển hình là có khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp. Ngoài ra, căn bệnh này có thể phát triển ở bất kỳ ai nhưng tỷ lệ nhiều khả năng cao nhất là đối với phụ nữ, làm ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp, thay đổi chức năng hoặc tăng hay giảm hormone tuyến giáp.

2/ Các loại bướu cổ phổ biến thường gặp

Căn bệnh này được chia làm 5 loại bao gồm:

• Bướu cổ đơn thuần: thường xảy ra khi toàn bộ tuyến giáp bị sưng to, khi sờ vào có cảm giác mắc nghẹn ở cổ họng.

• Bướu giáp đơn nhân: là dạng nhân đặc hoặc chứa dịch, được nhìn thấy hoặc sờ thấy nếu như nhân to nổi trên mặt da, nên khi nhân kích thước nhỏ thì có thể được phát hiện qua siêu âm tuyến giáp.

• Bướu giáp đa nhân: ở dạng này thường xảy ra khi có nhiều nhân cùng phát triển một lúc trong tuyến giáp, về mặt bản chất thì tương tự giống như bướu giáp đơn nhân.

• Bướu giáp độc: là dạng tuyến giáp to, làm tăng sản xuất hormon giáp gây ra các triệu chứng cường giáp.

• Bướu giáp không độc: là dạng tuyến giáp to nhưng hormon giáp không có tình trạng cường giáp hoặc suy giáp.

3/ Nguyên nhân mắc bệnh bướu cổ

Bướu cổ là một phản ứng có khả năng thích ứng của các tế bào trong tuyến giáp với bất kỳ quá trình nào ngăn cản việc sản xuất hormone tuyến giáp. Nên do đó một số những nguyên nhân gây ra căn bệnh này có thể là do:

• Tình trạng bị thiếu i-ốt: Việc thiếu i-ốt là một trong những nguyên nhân chính và phổ biến nhất gây nên căn bệnh bướu cổ. Bởi vì tuyến giáp sẽ cần i-ốt để sản xuất ra hormone tuyến giáp. Cho nên, nếu không có đủ lượng i-ốt cần thiết có trong chế độ ăn uống, thì các tế bào tuyến giáp sẽ làm tăng sinh tế bào, đồng thời phát triển để tạo ra đủ hormone giáp.

• Tình trạng bệnh ung thư tuyến giáp: Tình trạng này thường gây ra biểu hiện tuyến giáp to nhưng không gây đau.

• Tình trạng viêm tuyến giáp: Một trong những yếu tố như: rối loạn tự miễn, nhiễm vi khuẩn/virus hoặc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể gây viêm tuyến giáp, làm thúc đẩy sự phát triển tuyến giáp và gây ra bệnh cường giáp hoặc suy giáp.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp cũng có thể bị mắc bệnh bướu cổ nếu như sử dụng một số loại thuốc hoặc ăn một số loại thức ăn như sau:

– Các loại thuốc như: Thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc cản quang, thuốc thấp khớp,…

– Các loại thức ăn như: khoai mì, măng, rau họ cải,… sẽ khiến cho chức năng tổng hợp hormon tuyến giáp bị ức chế.

– Làm rối loạn hoạt động tuyến giáp do bẩm sinh hoặc chủ yếu phải chịu từ sự ảnh hưởng từ gia đình.

– Một số nguyên nhân hiếm gặp khác như: hút thuốc lá làm cản trở hấp thụ i-ốt, viêm giáp, thay đổi nội tiết tố nữ,…

4/ Các biện pháp phòng tránh căn bệnh bướu cổ

• Bổ sung chất i-ốt cần thiết cho cơ thể: thông qua các thức ăn thường ngày như muối, bánh mì, sữa,…

• Hạn chế ăn một số loại thực phẩm ảnh hưởng đến tuyến giáp như: cải xoong, bắp cải, súp lơ,…

• Tránh tiếp xúc với những yếu tố độc hại từ môi trường bên ngoài

5/ Cách điều trị căn bệnh bướu cổ

Việc điều trị sẽ còn phụ thuộc vào kích thước của tuyến giáp, cũng như các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Cho nên, các cách điều trị bướu cổ bao gồm:

• Không điều trị và phải theo dõi sát sao: Nếu trường hợp bướu cổ không gây ảnh hưởng nguy hiểm, thì có thể sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên, sẽ phải theo dõi sát sao trong quá trình thay đổi tuyến giáp.

• Sử dụng thuốc cần phải được tuân thủ và theo đúng chỉ định đều đặn hàng ngày, được kiểm tra định lượng hormone qua các lần kiểm tra khám định kỳ.

• Xạ trị bằng phương pháp i-ốt phóng xạ được sử dụng trong trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mức, có tác dụng làm giảm kích thước của tuyến giáp.

• Phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng căn bệnh này nhưng cách này sẽ còn phải phụ thuộc vào tùy trường hợp sẽ thực hiện cắt bỏ một phần hay cắt toàn bộ tuyến giáp.

 

Trên đây là những thông tin về bệnh bướu cổ mà Blog Sống Khỏe tìm hiểu được. Hy vọng bài viết trên, sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc bản thân mình để phòng tránh căn bệnh này nhé!

Thân Trần

View all posts