Amidan là một bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp ở mọi giới tính và mọi độ tuổi. Amidan gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho vùng họng của người bệnh. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng không hề mong muốn như: đau họng, sưng amidan và sốt. Hãy cùng Blog Sống Khỏe tìm hiểu về viêm amidan trong video dưới đây nhé!
Viêm amidan là bệnh gì?
Viêm amidan là bệnh được hoạt động như một cơ chế nhằm bảo vệ và giúp ngăn cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Khi virus và vi khuẩn tấn công với số lượng lớn vào cơ thể sẽ khiến amidan không thể chống lại được, gây ra hiện tượng nhiễm trùng.
Phân loại viêm amidan
Viêm amidan được chia làm 2 loại như sau:
Viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp tính là tình trạng cảm giác khô rát họng và đau khi nuốt hoặc ho và cơ thể sốt lên đến 40 độ C. Xuất hiện các triệu chứng như: lưỡi trắng, niêm mạc họng đỏ và sưng, toàn thân mệt mỏi, chán ăn và có dấu hiệu tiểu ít và táo bón.
Viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính là tình trạng do nhiễm trùng amidan dai dẳng, đôi khi là kết quả của các đợt viêm amidan cấp tính được lặp đi lặp lại, cụ thể như:
• Miệng thường có mùi hôi.
• Sốt lại nhiều lần.
• Có cảm giác vướng víu ở cổ họng khi nuốt thức ăn, uống nước.
• Thể trạng kém, yếu ớt và có thể sốt cao khi về chiều.
• Ho khan từng cơn, khạc nhổ có đờm và thường có những cơn ho kéo dài.
• Giọng nói bị thay đổi do ho nhiều gây cảm giác đau họng, rát cổ họng.
• Thở khò khè, người lớn ngủ ngáy, trẻ em có thể gặp hội chứng ngưng thở khi đang ngủ.
Triệu chứng của viêm amidan
Viêm amidan rất dễ nhận biết với các triệu chứng đặc trưng được liệt kê ngay sau đây:
• Cổ họng khô, hơi thở có mùi: Nguyên nhân là bởi các vi khuẩn tập trung ở amidan và các dịch mủ tồn động dẫn đến hơi thở có mùi, ngứa họng, vướng họng.
• Amidan phì đại khiến việc nuốt đồ ăn thức uống gặp khó khăn, kể cả khi nói cũng không rõ ràng, phát ra tiếng ngáy khi ngủ.
• Xuất hiện hiện tượng xuất huyết, hốc miệng có chấm mủ màu trắng hoặc vàng ở amidan và vòm miệng.
• Ở cổ thấy hạch bạch huyết, nhất là ở vị trí thành sau hàm dưới dẫn đến sưng to và đau.
• Các triệu chứng khác có thể kể đến như: sốt, mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu và đau đầu…
Nguyên nhân gây ra viêm amidan
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra viêm amidan như sau:
• Do bị nhiễm các loại virus như: Adenoviruses, Enteroviruses, Virus cúm, Virus Parainfluenza, Virus Epstein-Barr, virus herpes simplex.
• Do người bệnh có tiền sử đã từng mắc hoặc đang mắc các bệnh về đường hô hấp do nhiễm khuẩn như: sởi, ho gà,…
• Do người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân kém.
• Do sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ uống lạnh như: kem, nước đá, bia lạnh,….
• Do môi trường sống bị ô nhiễm và nhiều khói bụi.
• Do thời tiết thay đổi đột ngột cũng dẫn tới viêm amidan.
Cách phòng ngừa viêm amidan
Viêm amidan chủ yếu là do virus và vi khuẩn truyền nhiễm gây nên. Vậy nên cách phòng ngừa tốt nhất là vệ sinh thật tốt.
• Rửa tay thật kỹ và thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
• Tránh dùng chung thức ăn, ly uống nước, chai nước hoặc dụng cụ cá nhân.
• Thay bàn chải đánh răng sau khi được chẩn đoán bị viêm amidan.
• Che miệng khi ho hoặc hắt hơi, rồi sau đó rửa tay thật sạch.
Một số bài thuốc dân gian điều trị viêm amidan tại nhà
Dưới đây là một số bài thuốc điều trị viêm amidan tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
Điều trị viêm amidan bằng tỏi
Cách thực hiện:
• Tỏi được bóc vỏ và giã nát, cho vào hũ đựng bằng thủy tinh. Tiếp theo đổ rượu nếp (loại 45 độ) vào cho đến khi ngập hết phần tỏi.
• Bạn ngâm tỏi trong khoảng 10 ngày, khi rượu chuyển màu vàng là dùng được.
• Mỗi ngày, người bị sưng amidan nên uống rượu tỏi 2 lần, mỗi lần một thìa cafe.
Điều trị viêm amidan bằng cách uống trà gừng
Cách thực hiện:
• Cách 1: Đem gừng thái thành từng lát mỏng, sau đó hãm bằng nước sôi, uống trực tiếp hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
• Cách 2: Thái gừng thành lát mỏng và trộn cùng mật ong, sau đó hấp cách thủy khoảng 10 phút rồi chắt lấy nước uống.
Điều trị viêm amidan bằng chanh
Cách thực hiện:
• Sử dụng nửa quả chanh, vắt lấy nước cốt và hòa trong 50ml nước ấm.
• Cho thêm 2 thìa mật ong và uống mỗi ngày từ 1 – 2 lần cho đến khi tình trạng bệnh được đẩy lùi.
Điều trị viêm amidan bằng lá hẹ
Cách thực hiện:
• Chuẩn bị lá hẹ, rửa sạch, cắt khúc và cho thêm mật ong vào để trộn đều, hấp cách thủy trong khoảng 5 – 10 phút.
• Sau đó, loại bỏ phần bã và chắt lấy nước uống trong ngày. Bạn nên thực hiện liên tục để nhanh chóng cải thiện được tình trạng bệnh.
Điều trị viêm amidan bằng lá húng chanh
Cách thực hiện:
• Chuẩn bị nắm lá húng chanh, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng trong vòng 15 phút. Tiếp theo, bạn nhai trực tiếp cùng một ít muối trắng.
• Bạn nên áp dụng cách này từ 2 – 3 lần mỗi ngày để các triệu chứng nhanh chóng được đẩy lùi.
Trên đây là những thông tin về 5 phút tìm hiểu về viêm amidan. Hy vọng qua video này, sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình nhé.