Da bạn thường xuyên ngứa, mẩn đỏ thậm chí có mụn nước?? Rất có thể là bạn đang mắc phải bệnh chàm da đó nha. Trong video này hãy cùng Blog sống khỏe tìm hiểu về bệnh chàm xem liệu đó có phải những gì bạn đang gặp phải không nhé. Hãy dành ra 5 phút để Blog Sống khỏe chia sẻ với bạn về
- Bệnh chàm là gì
- Các loại bệnh chàm
- Nguyên nhân bị chàm
- Cách điều trị bệnh chàm
Chúng ta cùng bắt đầu với
Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm hay còn có tên khoa học là viêm da eczema, là một tình trạng viêm nhiễm da mạn tính. Bệnh chàm da thường có những triệu chứng, đỏ và sưng tại vùng da bị tổn thương, tình trạng này còn có tên gọi khác quen thuộc hơn đó là viêm da dị ứng bạn nhé. Chàm thì có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể nhưng nó lại thường được bắt gặp ở khu vực khuỷu tay và đầu gối đó bạn.
Bạn biết không, ai cũng có thể mắc bệnh chàm đó nhé, đây là loại bệnh không “kỳ thị” bất kì đối tượng nào đâu nè, từ người lớn tới trẻ nhỏ nhé nhưng thông thường thì các bé trẻ sơ sinh vẫn được ghi nhận bệnh chàm nhiều hơn nha. Với mỗi đối tượng thì biểu hiện của bệnh chàm sẽ khác nhau nhưng nhìn chung thì chúng đều bắt đầu với cảm giác ngứa. Và ngứa thì chính là một trong trong những triệu chứng khá khó chịu nó có thể gây mẩn đỏ, khô da hay thậm chí là rối loạn giấc ngủ nữa bạn nhé.
Các loại bệnh chàm
1. Viêm da cơ địa
Viêm da dị ứng là một dạng phổ biến của bệnh chàm và thường ảnh hưởng đến người trưởng thành. Loại bệnh chàm da này thường xuất hiện từ khi còn bé và thậm chí có thể kéo dài đến suốt cuộc đời còn lại của bạn đó nha. Viêm da dị ứng thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ững quá ức với các chất kích thích từ môi trường. Các chất gây dị ứng này thường sẽ là mỹ phẩm, thuốc nhuộm, thực phẩm, phấn hoa, chất tẩy rửa và một số chất khác nữa đó. Khi mắc viêm da cơ địa thì bạn nên hạn chế gãi nha vì việc này có thể càng khiến tình trạng tổn thương da thêm nghiêm trọng đó nha.
2. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc xuất hiện khi bạn tiếp xúc với một chất liệu nào đó mà nó gây kích ứng, dị ứng cho làn da như hóa chất hay kim loại. Lúc này, vùng da tiếp xúc sẽ có những triệu chứng như da bị ngứa, đỏ, rát kèm cảm giác châm chích, sau đó là nổi mề đay, mụn nước và đóng vảy trên vùng da dị ứng.
3. Chàm dạng tổ đỉa
Bệnh chàm dạng tổ đỉa thì lại là một dạng bệnh chàm ít phổ biến hơn và khá khó khăn để điều trị. Bệnh này thường gây ra các đốm mụn nước nhỏ li ti ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, rìa các ngón tay, và rìa bàn tay. Nguyên nhân có thể liên quan đến tình trạng đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc với các chất kích thích như kim loại. Những đốm mụn nước này có thể gây ngứa hoặc đau. Ngoài ra, da cũng có thể trở nên khô, nứt nẻ và bong tróc.
4. Chàm bàn tay
Như tên gọi của nó thì loại bệnh chàm này chỉ xuất hiện ở vùng bàn tay và thường gặp ở những người tay hay phải tiếp xúc với hóa chất ở tay như lau dọn, giặt là, thợ làm tóc, pha chế, thợ sơn… Khi mắc bệnh chàm bàn tay thì bệnh nhân sẽ thường xuất hiện cảm giác ngứa và khô ở bàn tay đồng thời hình thành các vết nứt và mụn nước.
5. Viêm da thần kinh
Triệu chứng của viêm da thần kinh bao gồm mảng da dày, có vảy xuất hiện ở khu vực như cánh tay, chân, sau gáy, da đầu, dưới chân, hoặc vùng sinh dục. Nguyên nhân của viêm da thần kinh chưa được xác định chính xác, nhưng thường xuất hiện ở những người mắc các loại bệnh chàm khác hoặc bệnh vẩy nến hoặc đơn giản chỉ do da quá khô. Tuy nhiên, bệnh cũng có liên quan đến một số vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu và rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Đặc biệt phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng khác.
6. Chàm thể đồng tiền
Chàm thể đồng tiền là một bệnh phổ biến có đặc điểm chính là sự hình thành các đám mụn nước có hình tròn hoặc hình oval, gây ngứa nhiều. Bệnh này liên quan đến suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ da. Bệnh chàm đồng xu có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến hơn ở nam giới và đặc biệt thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi, có mối liên hệ với tình trạng nghiện rượu mạn tính. Từ góc độ lâm sàng, chàm đồng xu có thể được chia thành hai thể: thể ướt (với mụn nước, bọng nước và chảy dịch nhiều) và thể khô (trạng thái bán cấp hoặc mạn tính, tổn thương da khô, bong vảy).
7. Viêm da ứ đọng
Viêm da ứ nước, còn được gọi là viêm da ứ đọng, là một tình trạng viêm da mà thường xảy ra ở người có tuần hoàn máu kém. Bệnh thường xuất hiện ở vùng cẳng chân. Khác với một số loại bệnh chàm khác, viêm da ứ nước không có liên quan đến các yếu tố di truyền. Có một số thói quen từ lối sống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, bao gồm lười vận động. Ngoài ra, những nghề nghiệp đòi hỏi phải đứng lâu (như giáo viên, bảo vệ) hoặc ngồi lâu (như thợ may, tài xế, nhân viên văn phòng) cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm da ứ nước.
Nguyên nhân bệnh chàm
Bệnh chàm là một tình trạng da tự miễn dịch, và nguyên nhân chính của nó thì vẫn chưa được công bố một cách chính thức. Tuy nhiên, vẫn có một số yếu tố được xem là có liên quan đến sự phát triển của bệnh chàm như:
1. Yếu tố di truyền: Di truyền có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ mắc bệnh chàm. Nếu trong gia đình của bạn có người thân mắc chàm, khả năng bạn sẽ bị bệnh cũng cao hơn so với người không có tiền sử bệnh chàm trong gia đình.
2. Hệ miễn dịch: Rối loạn miễn dịch được cho là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của bệnh chàm. Bệnh chàm được cho là có liên quan đến sự mất cân bằng trong hệ miễn dịch hay phản ứng quá mức với yếu tố kích thích trong môi trường ở cơ thể.
3. Tác nhân kích thích: Một số tác nhân kích thích có thể góp phần vào sự phát triển khiến triệu chứng của bệnh chàm trở nên nghiêm trọng hơn. Đây có thể là các chất dị ứng như chất tẩy rửa, hóa chất công nghiệp, thuốc nhuộm, mỹ phẩm, sơn, chất bảo quản, nước hoa và các chất kích thích khác.
4. Môi trường: Môi trường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh chàm như điều kiện thời tiết khô hanh, lạnh hoặc ẩm ướt.
5. Stress: Căng thẳng và stress cũng có thể giúp xuất hiện và trầm trọng hóa triệu chứng của bệnh chàm. Stress thì không phải là nguyên nhân chính, nhưng nó có thể làm tăng khả năng xảy ra cơn chàm.
Nhưng bạn cần lưu ý rằng mỗi người đều có những yếu tố riêng góp phần vào sự phát triển của bệnh chàm và không phải tất cả các nguyên nhân trên đều áp dụng cho mọi trường hợp nhé bạn.
Cách điều trị bệnh chàm
Để điều trị bệnh chàm thì còn phụ thuộc vào loại bệnh chàm và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Tuy nhiên tiếp sau đây Blog Sống Khỏe vẫn sẽ đưa ra một số phương pháp điều trị thông thường được sử dụng trong trường hợp bệnh chàm:
1. Sử dụng băng ướt: Nếu bạn chỉ gặp bệnh chàm da ở mức trung bình đến nặng thì có thể tham khảo thử cách này ra. Sử dụng băng và thuốc corticosteroid dán lên vùng da bị chàm trong khoảng 1 tiếng để là giảm các triệu chứng nha.
2. Kiểm soát căng thẳng: Tuy đã nói stress thì không phải là nguyên nhân cả bệnh chàm da nhưng Blog Sống Khỏe vẫn thấy đây lại là nguyên nhân khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do vậy thì việc kiểm soát stress và căng thẳng là rất cần thiết trong quá trình điều trị bệnh chàm da ban nhé. Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế các đồ dầu mỡ, quá nhiều gia vị để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhất, củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể.
3. Thuốc Steroid: Đây là một loại thuốc chống viêm mạnh và có hiệu quả tốt trong điều trị chàm. Nó giúp giảm viêm, ngứa cũng như hạn chế các triệu chứng khác của bệnh chàm. Mặc dù vậy nhưng nếu sử dụng Steroid trong thời gian quá dài thì cũng có thể gây các tác dụng phụ khác đó nhé. Vì vậy mà bạn nên cân nhắc và hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để quá trình điều trị bệnh chàm được thuận lợi nhé.
4. Chất ức chế immune: Các loại thuốc giúp ức chế hệ miễn dịch cũng có thể là một dược phẩm giúp làm giảm sự phản ứng miễn dịch khi tình hình chàm da trở nặng. Nhưng đây lại là những loại thuốc cần kê đơn và sử dụng dưới sự giám sát của các bác sĩ do nó cũng sẽ gây một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy mà bạn không nên tự ý sử dụng những loại thuốc này khi mắc chàm da đâu nè.
5. Thuốc kháng histamine: loại thuốc này có thể giúp làm giảm ngứa và làm dịu các triệu chứng của bệnh chàm đó bạn.
6. Chăm sóc da đúng cách: Để việc điều trị bệnh chàm một cách hiệu quả nhất thì bạn nên kết hợp cả những phương pháp chăm sóc da như dùng các loại kem dưỡng ẩm cho da và sử dụng các loại xà phòng thì nên có hàm lượng chất tẩy rửa nhẹ thui hạn chế trường hợp da bị tác động quá mạnh mẽ. Và chắc chắn, nếu đã xác định được yêu tố gây dị ứng da thì bạn nên tránh xa nó càng sớm càng tốt đó nhé. Việc này vừa giúp giảm triệu chứng nhưng đồng thời cũng ngăn ngừa bệnh chàm bị tái phát trên da nè.
Bên cạnh đó thì bạn cũng nên đến các cơ sở y tế và thăm khám để được tư vấn liệu trình điều trị bệnh chàm phù hợp nhất cho cơ thể nha. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị đâu nè, vì việc dùng sai liều lượng vừa không đạt được hiệu quả trị liệu lại vừa khiến việc điều trị bệnh chàm khó khăn hơn đó nhé.
Và đó là 5 phút cùng Blog Sống Khỏe tìm hiểu về bệnh chàm. Bạn thấy loại bệnh này thế nào? Bạn đã bao giờ mắc bệnh này chưa? Hãy chia sẻ ở ngay phần bình luận về trải nghiệm cá nhân cũng như kinh nghiệm chữa trị bệnh chàm cho Blog Sống Khỏe cũng như các bạn khác cùng biết nha. Nếu bạn muốn biết thêm về loại bệnh nào khác cũng đừng ngần ngại chia sẻ cho Blog Sống Khỏe biết nè. Đừng quên like share và đăng ký để cập nhật những thông tin mới nhất nha.