Nhiệt miệng là hiện tượng viêm loét niêm mạc miệng. Thường xuất hiện các nốt loét màu trắng hoặc vàng cùng với hiện tượng sưng đỏ nhẹ ở phần niêm mạc miệng xung quanh. Bệnh nhiệt miệng sẽ tự hết sau khoảng 7 đến 10 ngày, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bị lâu hơn thế nữa. Khi bị nhiệt miệng bạn sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức tại vị trí viêm, lâu ngày còn ảnh hưởng đến việc ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng nữa đó. Trong video này, Blog Sống Khỏe sẽ chỉ bạn 10 cách để trị nhiệt miệng tại nhà cực hiệu quả nha.

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây nhiệt miệng nhé.

Cho tới nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào đưa ra nguyên nhân cụ thể cho bệnh nhiệt miệng cả. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể xác định một số nhân tố gây tổn thương niêm mạc miệng như:

  • Vô tình cắn vào lưỡi, má trong miệng khi ăn
  • Đánh răng quá mạnh
  • Dị ứng với đồ ăn
  • Nội tiết tố bị thay đổi
  • Nóng trong người
  • Stress

10 cách trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả

  1. Súc miệng với nước muối 

Thường xuyên súc miệng nước muối có thể giúp làm sạch miệng, giảm tình trạng viêm nhiễm đồng thời kháng khuẩn. Do vậy, đây sẽ là cách trị nhiệt miệng hiệu quả đấy, tuy nhiên phương pháp này yêu cầu bạn phải chăm chỉ và thường xuyên súc miệng với nước muối đó nhé.

Cách thực hiện:

  • Hòa tan ½ muỗng cà phê muối với 240 ml nước ấm (bạn cũng có thể dùng nước muối sinh lý tại tiệm thuốc)
  • Súc miệng trong khoảng 30 giây sau đó nhổ ra
  • Không ăn, uống trong ít nhất 30 phút sau để đạt hiệu quả kháng khuẩn tốt nhất nhé bạn
  1. Súc miệng với baking soda

Baking soda có tính kiềm nhẹ vì vậy có khả năng làm sạch, kháng khuẩn và giúp làm dịu các triệu chứng nhiệt miệng bạn nhé.

Cách thực hiện:

  • Hòa tan 1 muỗng cafe baking soda với 200ml nước ấm
  • Súc miệng với dung dịch trong khoảng 30 giây và nhổ ra
  • Sau đó súc miệng lại một lần nữa với nước sạch

Súc miệng với baking soda là một là phương pháp trị nhiệt miệng tốt đồng thời cũng giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, loại bỏ mùi hôi, giúp răng trắng sáng. Mặc dù vậy nhưng bạn không nên súc miệng với baking soda quá thường xuyên nhé, có thể làm mòn men răng, đau rát các mô miệng đó. Thay vào đó, nếu tình trạng bệnh nhiệt miệng không thuyên giảm, bạn nên tham khảo một số cách tiếp sau đây nữa nhé.

  1. Súc miệng với trà hoa cúc

Với hương vị thơm ngon và nổi tiếng với tác dụng thư giãn, ít ai biết đây cũng là một loại thuốc trị nhiệt miệng hiệu quả. Súc miệng với trà thảo mộc này có tính chống viêm và giảm các triệu chứng khó chịu của nhiệt miệng.

Cách thực hiện:

  • Dùng một muỗng hoặc 1 túi gói trà hoa cung ngâm với nước sôi trong 5 – 10 phút
  • Đợi trà nguội đến khi ấm hoặc không cảm nhận được độ nóng
  •  Ngậm một ngụm trà hoa cúc và súc miệng trong khoảng 30 giây. Lưu ý bạn nên tránh nuốt trà vào bụng nhé.
  • Sau đó nhổ ra và tránh ăn uống trong 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bạn nên súc miệng với trà hoa cúc ngày 3-4 lần trong 2-3 ngày đến khi hết hiện tượng nhiệt miệng nhé.

  1. Sử dụng rau ngót

Rau ngót được biết đến là loại rau có tác dụng giúp mát huyết, hoạt huyết, giải độc. Vì vậy sử dụng rau ngót cũng là bài thuốc dân gian trị nhiệt miệng được nhiều người tin dùng.

Cách thực hiện:

  • Rau ngót rửa sạch
  • Sau đó bạn có thể giã nát  hoặc cho vào máy xay sinh tố cho nhuyễn
  • Lọc lấy nước cốt và bỏ xác
  • Bôi dung dịch nước rau ngót lên vị trí bị nhiệt miệng 2 – 3 lần/ ngày cho đến khi các nốt viêm biến mất
  1. Mật ong

Mật ong có thể được sử dụng như một cách điều trị nhiệt miệng tự nhiên đó. Chắc bạn cũng biết, tính kháng khuẩn trong mật ong sẽ giúp giảm tình trạng viêm, làm dịu và chữa lành các vết loét trong niêm mạc miệng.

Cách thực hiện:

  • Súc miệng sạch sẽ, có thể sử dụng nước muối hoặc baking soda như trên
  • Lấy một lượng nhỏ mật ong, thoa nhẹ nhàng lên vùng bị nhiệt miệng 2-3 lần/ngày
  • Để mật ong trong miệng khoảng 1 – 2 phút, lưu ý bạn nên tránh nuốt mật ong làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị nhé.
  • Sau đó có thể nhổ ra và không ăn uống trong 30 phút tiếp theo.

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp mật ong với rau ngót để đẩy nhanh hiệu quả trị nhiệt miệng bằng cách hòa tan mật ong cùng dung dịch rau ngót rồi mới bôi lên vết thương đó nha.

  1. Dầu dừa

Cũng giống với mật ong, dầu dừa có tính chất kháng vi khuẩn, nấm và chống viêm nên cũng có thể giảm làm dịu vết nhiệt miệng và làm lành vết loét.

Cách thực hiện:

  • Súc miệng sạch bằng nước ấm
  • Lấy một lượng nhỏ dầu dừa lên các vết nhiệt miệng. Nếu quen, bạn cũng có thể súc miệng với dầu dừa luôn.
  • Thoa đều hoặc nhai nhẹ dầu dừa trong khoảng 10 – 15 phút
  • Sau đó nhỏ dầu dừa và làm sạch lại với nước ấm.

Bạn nên duy trì cách thực hiện này 2 lần mỗi ngày để dầu dừa có thể phát huy tác dụng trị nhiệt miệng tốt nhất nhé.

  1. Uống nước bột sắn

Sắn là một loại cây chứa nhiều chất xơ và tannin, có khả năng làm dịu viêm nhiễm, đồng thời có tác động thải độc tố, mát gan. Uống nước bột sắn cũng là một cách trị bệnh nhiệt miệng vừa rẻ lại vừa hiệu quả đó.

Cách thực hiện:

  • Pha 1 đến 2 muỗng bột sắn với nước ấm
  • Uống từ từ nước bột sắn như mọi loại nước uống khác.

Bạn có thể uống ngày 1 – 2 cốc để làm dịu các nốt nhiệt miệng, thanh mát cơ thể nhé. Bột sắn có tính chất làm mát và chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như: chất chống viêm, chất chống oxy hóa, dưỡng chất và chất sơ giúp làm dịu tình trạng viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ làm lành các mô miệng.

  1. Nhai lá húng chó

Để điều trị nhiệt miệng, bạn có thể nhai lá húng chó để làm dịu và giảm viêm nhiễm các vết loét trong miệng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và cắt nhỏ lá húng chó
  • Lấy một lượng nhỏ lá húng chó đã cắt đặt lên vùng bị viêm
  • Nhai nhẹ và giữ lá húng chó trong miệng khoảng 1 – 2 phút
  • Sau đó nhổ lá húng chó và không ăn uống trong khoảng 30 phút sau.

Chỉ cần lặp lại quy trình này 3 – 5 lần một ngày là bạn đã có thể hộ trợ quá trình trị nhiệt miệng nhanh hơn rồi đó.

  1. Uống nước khế chua

Nước khế chua có thể được sử dụng như một phương pháp tự nhiên trị nhiệt miệng hiệu quả. Trong khế chứa các chất có khả năng giảm viêm, giúp làm dịu vùng viêm nhiễm và tình trạng sưng tấy trong miệng. Một số nghiên cứu còn cho thấy khế có khả năng kháng vi khuẩn vì vậy sẽ có lợi trong việc kiểm soát các mầm bệnh trong miệng, phòng ngừa bệnh nhiệt miệng ghé thăm

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 200g khế đã rửa sạch, không cần bỏ vỏ và 500ml nước
  • Nấu nước và khế trên lửa vừa trong khoảng 15 đến 20 phút cho đến khi khô mềm và chuyền màu đỏ hồng.
  • Dùng rây hoặc vải mỏng để lọc lấy nước khế. Lưu ý trong quá trình này không nên ép hoặc vắt để tránh lượng acid trong khế tiết ra.
  • Đun lại hỗn hợp nước thu được một lần nữa đến khi sôi để bảo quản dễ hơn.
  • Chờ nước khế chua nguội tự nhiên và cho vào bình, bảo quản trong tủ lạnh.
  • Mỗi lần sử dụng nên lấy một lượng vừa đủ, ngậm trong miệng và nuốt dần vào trong. Bạn có thể lặp lại bước này nhiều lần trong ngày để giảm nhiệt miệng

Tuy nhiên, không nên sử dụng nước kế quá nhiều trong thời gian dài tránh làm hỏng men răng và gây kích thích các vùng nhạy cảm trong miệng bạn nhé.

  1. Ăn cà chua sống

Việc ăn cà chua sống cũng có lợi trong việc chữa bệnh nhiệt miệng. Trong cà chua chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C và chất chống viêm, giúp làm dịu và giảm tình trạng viêm nhiễm trong miệng.

Cách thực hiện:

  • Cà chua sống rửa sạch
  • Có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước
  • Nhai hoặc ngậm nước ép cà chua trong khoảng 5 – 10 phút
  • Nhổ nước cà chua và rửa lại miệng bằng nước sạch.

Cà chua có tính làm mát tự nhiên, giúp làm giảm các cảm giác đau, khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Ngoài ra, chất oxy hóa có khả năng bảo vệ viêm mạc miệng khỏi tổn thương bởi các gốc tự do từ đó làm giảm nguy cơ viêm nhiễm và hạn chế tình trạng nhiệt miệng tái phát.

Một số lưu ý khi trị nhiệt miệng tại nhà 

– Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm có hương vị cay, mặn, chua và các chất kích thích như đồ uống có cồn.

– Duy trì vệ sinh răng miệng hằng ngày, chải răng nhẹ nhàng, cẩn thận và sử dụng các loại nước súc miệng không chứa cồn nhằm giảm tình trạng viêm nhiễm và vi khuẩn trong miệng.

– Hạn chế chạm trực tiếp lên nốt nhiệt miệng vì có thể sẽ làm chúng loét ra khiến tình trạng nhiệt miệng nặng hơn.

– Thư giãn, hạn chế các áp lực. Stress là một trong những nguyên nhân kéo dài tình trạng nhiệt miệng đó. Vì vậy bạn nên tìm các phương pháp giảm stress, giữ cho tâm trạng thoải mái, đầu óc khuây khỏa nhé.

Và đó là 10 cách trị nhiệt miệng tại nhà cực hiệu quả mà Blog Sống Khỏe muốn chia sẻ với bạn. Bạn còn có bí quyết gì giúp chữa trị nhiệt miệng không? Chia sẻ ngay với Blog Sống Khỏe và các bạn khác trong phần bình luận nhé.

 

Thân Trần

View all posts